Trang chủ Lớp 10 Hóa lớp 10 - Cánh diều Bài 10. Liên kết ion trang 53, 54, 55, 56 Hóa 10...

Bài 10. Liên kết ion trang 53, 54, 55, 56 Hóa 10 Cánh diều...

Giải bài tập 12,3 trang 56 và trả lời câu hỏi trang 53,54,55 Bài 10. Liên kết ion SGK Hóa 10 – Cánh diều. Phát biểu nào sau đây là đúng? a) Liên kết ion chỉ có trong đơn chất; b) Liên kết ion chỉ có trong hợp chất;

Câu hỏi mở đầu trang 53

Phát biểu nào dưới đây phù hợp với sơ đồ phản ứng ở Hình 10.1?

(1) Nguyên tử Na nhường, nguyên tử Cl nhận electron để trở thành các ion

(2) Nguyên tử Na và Cl góp chung electron để trở thành các ion

Theo Hình 10.1

– Kim loại Na có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhường đi 1 electron

– Phi kim Cl có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận thêm 1 electron

– Theo Hình 10.1 ta thấy:

   + Kim loại Na có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhường đi 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm

   + Phi kim Cl có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm

=> Cl đã nhận thêm 1 electron từ Na để trở thành các ion

=> Phát biểu (1) phù hợp với sơ đồ phản ứng ở Hình 10.1

Câu hỏi 1 trang 54 Luyện tập

1. Hãy nêu một số hợp chất ion:

a) Tạo nên bởi các ion đơn nguyên tử

b) Tạo nên bởi ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử

c) Tạo nên bởi các ion đa nguyên tử

– Hợp chất ion là các hợp chất được tạo nên từ cation và anion

– Các ion đơn nguyên tử như: Na+, Cl, Cu2+, K+, Br

– Các ion đa nguyên tử như: CO32-, NH4+, NO3

a) Hợp chất ion tạo nên bởi các ion đơn nguyên tử là: NaCl, KBr, MgCl…

b) Hợp chất ion tạo nên bởi ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử là: KNO3, NH4Cl, Na2SO4

c) Hợp chất ion tạo nên bởi các ion đa nguyên tử là: NH4NO3, (NH4)2CO3, (NH4)2SO4

Câu hỏi 2 trang 54

2. Viết hai giai đoạn của sự hình thành CaO từ các nguyên tử tương ứng (kèm theo cấu hình electron)

Giai đoạn 1: Hình thành các ion trái dấu từ các quá trình kim loại nhường electron và phi kim nhận electron theo quy tắc octet

Giai đoạn 2: Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion. Các ion trái dấu kết hợp với nhau theo tỉ lệ sao cho tổng điện tích của các ion trong hợp chất phải bằng không.

– Phân tử CaO gồm 2 nguyên tố: Ca và O

   + Cấu hình electron Ca: 1s22s22p63s23p64s2

   + Cấu hình electron O: 1s22s22p4

Giai đoạn 1: Hình thành ion Ca2+ và O2-

Ca → Ca2+ + 2e

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2 → 1s22s22p63s23p+ 2e

O + 2e → O2-

Cấu hình electron: 1s22s22p4+ 2e  →  1s22s22p6

Giai đoạn 2: Các ion trái dấu kết hợp với nhau theo tỉ lệ sao cho tổng điện tích của các ion trong hợp chất phải bằng không.

Ca2+ +   O2-  →  CaO

Nhận xét: Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình

Câu hỏi 1 trang 53

1. Phát biểu nào sau đây là đúng?

a) Liên kết ion chỉ có trong đơn chất

b) Liên kết ion chỉ có trong hợp chất

c) Liên kết ion có trong cả đơn chất và hợp chất

Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu (tạo nên từ kim loại điển hình và phi kim điển hình)

Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương (kim loại) và ion âm (phi kim)

=> Liên kết ion chỉ có trong hợp chất

Phát biểu b đúng

Câu hỏi 2 trang 54 Luyện tập

2. Cho các ion: Li+, Ca2+, Al3+, F, O2-, PO43-. Hãy viết công thức tất cả các hợp chất ion (tạo nên từ một loại cation và một loại anion) có thể được tạo thành từ các ion đã cho. Biết rằng tổng điện tích của các ion trong hợp chất bằng 0.

Áp dụng công thức: \(A_x^aB_y^b\)

Ta có a.x + b.y = 0

Trong đó: x, y là số nguyên tử của nguyên tố A, B

                 a, b là điện tích của nguyên tố A và B

– \(Li_x^ + F_y^ – \): (+1).x + (-1).y = 0

=> x = y = 1

=>  Công thức: LiF

– \(Li_x^ + O_y^{2 – }\): (+1).x + (-2).y = 0

=> x = 2, y = 1

=> Công thức: Li2O

– \(Li_x^ + (P{O_4})_y^{3 – }\): (+1).x + (-3).y = 0

=> x = 3, y = 1

=> Công thức: Li3PO4

– \(Ca_x^{2 + }F_y^ – \): (+2).x + (-1).y = 0

=> x =1, y = 2

=> Công thức: CaF2

– \(Ca_x^{2 + }O_y^{2 – }\): (+2).x + (-2).y = 0

=> x = y = 1

=> Công thức: CaO

– \(Ca_x^{2 + }(P{O_4})_y^{3 – }\): (+2).x + (-3).y = 0

=> x = 3, y = 2

=> Công thức: Ca3(PO4)2

– \(Al_x^{3 + }F_y^ – \): (+3).x + (-1).y = 0

=> x = 1, y = 3

=> Công thức: AlF3

Advertisements (Quảng cáo)

– \(Al_x^{3 + }O_y^{2 – }\): (+3).x + (-2).y = 0

=> x = 2, y = 3

=> Công thức: Al2O3

– \(Al_x^{3 + }(P{O_4})_y^{3 – }\): (+3).x + (-3).y = 0

=> x = y = 1

=> Công thức: AlPO4

Câu hỏi 3 trang 54 Luyện tập

3. Cho các chất sau: SiO2 là thành phần chính của thạch anh, CaCO3 là thành phần của đá vôi. Hãy cho biết chất nào được tạo nên bởi liên kết ion? Giải thích

Câu hỏi 1 trang 55 thực hành

1. Lắp ráp mô hình tinh thể NaCl: Quan sát Hình 10.2b để lắp ráp mô hình tinh thể NaCl từ các quả cầu minh họa cho Na+, Cl và que nối

2. Từ mô hình NaCl, hãy cho biết xung quanh mỗi ion Na+ có bao nhiêu ion Cl (ở gần nhất với Na+)?

Quan sát Hình 10.2b

1. Lắp mô hình tinh thể NaCl như Hình 10.2b 

2.

Từ mô hình NaCl, có thể thấy được xung quanh mỗi ion Na+ có 6 ion Cl

Câu hỏi 1 trang 55 Vận dụng

1. Hãy kể tên một số hợp chất ion có xung quanh em và cho biết trong điều kiện thường, chúng tồn tại ở thể nào

Các phân tử tạo nên hợp chất ion là các cation và anion (tương tác với nhau bằng lực hút tĩnh điện)

=> Các phân tử này không chuyển động tự do được

=> Các hợp chất ion thường là tinh thể rắn ở điều kiện thường

– Một số hợp chất ion có xung quanh em là:

   + Muối ăn: NaCl

   + Đá vôi: CaCO3

   + Vôi sống: CaO

– Ở điều kiện thường, chúng tồn tại ở thể rắn


Giải Bài tập 1,2,3 trang 56 SGK hóa 10 cánh diều

Bài 1: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

Hợp chất tạo nên bởi ion Al3+ và O2- là hợp chất

(a) cộng hóa trị

(b) ion

(c) có công thức Al2O3

(d) có công thức Al3O2

– Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion mang điện tích trái dấu

– Các ion trái dấu kết hợp với nhau theo tỉ lệ sao cho tổng điện tích của các ion trong hợp chất phải bằng 0

– Hợp chất tạo nên bởi ion Al3+ (mang điện tích dương) và ion O2- (mang điện tích âm)

=> 2 ion trái dấu tạo nên hợp chất ion

– Gọi công thức hợp chất: \(Al_x^{3 + }O_y^{2 – }\): (+3).x + (-2).y = 0

=> x = 2, y = 3

=> Công thức: Al2O3

=> Phát biểu (b) và (c) đúng

Bài 2: Những tính chất nào sau đây là tính chất điển hình của hợp chất ion?

(a) Tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường

(b) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao

(c) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường

(d) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp

– Đặc điểm hợp chất ion:

   + Các hợp chất ion thường là tinh thể rắn ở điều kiện thường

   + Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi rất cao

– Đặc điểm hợp chất ion:

   + Các hợp chất ion thường là tinh thể rắn ở điều kiện thường

   + Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi rất cao

=> Phát biểu (b) và (c) đúng

Bài 3:

a) Giải thích vì sao bán kính nguyên tử Na, Mg lớn hơn bán kính các ion kim loại tương ứng

b) Vì sao cả Na2O và MgO đều là chất rắn ở nhiệt độ thường?

c) Vì sao nhiệt độ nóng chảy của MgO (2 852oC) cao hơn rất nhiều so với Na2O (1 132oC)?

a) Vẽ sơ đồ nguyên tử Na, Mg nhường electron ở lớp vỏ ngoài cùng

b) Na2O và MgO là hợp chất ion

a)

– Ở dạng nguyên tử, Na và Mg đều có 3 lớp electron. Ở dạng ion Na+, Mg2+ chỉ có 2 lớp electron

=> Bán kính nguyên tử Na, Mg lớn hơn bán kính các ion kim loại tương ứng

b) Mỗi nguyên tử Na đã nhường 1 electron, nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Na để hình thành hợp chất ion Na2O.

2Na+ + O2- → Na2O

Vì Na2O là hợp chất ion ⇒ Ở điều kiện thường Na2O tồn tại ở thể rắn.

Nguyên tử Mg nhường 2 electron, nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Mg để hình thành hợp chất ion MgO.

Mg2+ + O2- → MgO

Vì MgO là hợp chất ion ⇒ Ở điều kiện thường MgO tồn tại ở thể rắn.

c) Ta có:

+ Bán kính ion Na+ > bán kính ion Mg2+

+ Điện tích ion Mg2+ > điện tích ion Na+

Vậy nhiệt độ nóng chảy của MgO (2852oC) cao hơn rất nhiều so với Na2O (1132oC) do năng lượng phân li tỉ lệ thuận với điện tích ion và tỉ lệ nghịch với bán kính ion.