Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều Soạn bài Đi trong hương tràm trang 75, 76 Ngữ Văn 10...

Soạn bài Đi trong hương tràm trang 75, 76 Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh diều...

Hướng dẫn Soạn bài Đi trong hương tràm – Ngữ Văn 10 Cánh diều. Trả lời câu hỏi đọc hiểu trang 76, 77 SGK Văn lớp 10 tập 2 sách Cánh diều

* Nội dung chính: 

– Văn bản “Đi trong hương tràm” nói về cảm xúc của nhân vật trữ tình – người con trai với nỗi nhớ “em” da diết. Mỗi lần “đi trong hương tràm” là mỗi lần hình bóng “em” lại ùa về trong nỗi nhớ của “anh”. Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương.

* Trả lời câu hỏi đọc hiểu: 

Câu 1: Chú ý không gian, thời gian, hình ảnh hoa tràm

Trả lời:

– Không gian: Trong gió, trong mây, trong vòm lá, khắp trời mây Vàm Cỏ Tây

– Thời gian: sáng nay

– Hình ảnh hoa tràm: e ấp

→ Hoa là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du. Lá là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống; nhưng không thể vĩnh cửu. Một tình yêu đẹp, phơi phới thanh xuân, nhưng cũng thật mong manh. Dường như nỗi đau mất mát khiến cho cả gió, mây, hoa, lá… cũng ngơ ngác, thẫn thờ.

Câu 2: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?

Trả lời:

– Biện pháp tu từ:

+ Điệp từ: “dù” nhắc lại 3 lần

Advertisements (Quảng cáo)

+ Điệp từ “thổi” nhấn mạnh 2 lần

+ Biện pháp đối: “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”/ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”: hai vế đăng đối nhau

Câu 3: Cách diễn đạt của khổ thơ này có gì giống và khác với khổ 2?

Trả lời:

– Cách diễn đạt ở khổ thơ cuối có nét tương đồng với khổ 2:

+ Lặp lại câu “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”

+ “Em” và “anh” vẫn xa cách, có thể không gặp lại nhau nữa

+ Tác giả nhắc đi nhắc lại về sự cách biệt, như một lời nhớ thương da diết.

– Tuy nhiên, ở khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình lại khẳng định, như một câu trả lời cho những cách trở được liệt kê ở khổ thơ thứ hai: Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu bởi: Anh vẫn có… Anh vẫn thấy… Anh vẫn nghe… trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao… Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào.

→ Điệp khúc khẳng định “Anh vẫn…” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-dương… Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ…