* Nội dung chính:
- Văn bản “Lính đảo hát tình ca trên đảo” nói về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.
- Cách xưng hô thân mật: gọi em – xưng anh
- Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Sân khấu dựng lên vô cùng đặt biệt:
+ Giữa trời biển bao la, đá san hô kê thành sân khấu
+ Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
→ Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
Câu 2: Khổ 3, 4: Chú ý chi tiết người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.
Advertisements (Quảng cáo)
- Họ gọi đùa nhau mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc
→ Chính cuộc sống gian nan, cùng với ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc của những người lính đảo, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.
Câu 3: Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?
- Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”. Có lẽ chính những năm tháng sống cùng đồng đội nơi biển cả bạc trùng, nơi đảo nổi, đảo chìm của Tổ quốc giúp Trần Đăng Khoa có được chất liệu hiện thực chân thật và sâu sắc đến thế. Đọc thơ, người đọc không chỉ hiểu thêm về cuộc sống người lính Trường Sa mà còn để trái tim mình cảm thông và rưng rưng xúc động.
Câu 4: Chú ý đến phép điệp trong các khổ thơ 8, 9.
- Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”
→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng
Câu 5: Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?
- Đến cuối bài, giọng điệu và hình ảnh thơ vẫn sống động, hóm hỉnh và tếu táo mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa. Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Đó là cả một sự quan sát, một phút xuất thần để có những câu thơ hay: “Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót/ Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau/ Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế/ Ồ, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”.