Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo Soạn bài Hịch tướng sĩ trang 92 Ngữ Văn 10 tập 2...

Soạn bài Hịch tướng sĩ trang 92 Ngữ Văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo...

Hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ – Ngữ Văn 10 CTST. Trả lời câu hỏi trong bài đọc trang 92, 93, 94 SGK Văn lớp 10 tập 2 Chân trời sáng tạo

* Trước khi đọc:

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1: Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Trả lời:

Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chông quân xâm lược Mông – Nguyên:

– Hào khí Đông A là kết tinh lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.

– Hào khí Đông A (chữ A và chữ Đông trong chữ Hán ghép lại thành chữ Trần) là hào khí của nhà Trần, thể hiện khí thế oai hùng, hào sảng, nhiệt huyết của nhà Trần.

– Ba lần chiến thắng Mông – Nguyên đã thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân dân nhà Trần.

Câu 2: Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Trả lời:

– Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua ba lần đánh tan quân Mông – Nguyên, phụng sự hết lòng 4 đời vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông.

– Mưu trí, tài giỏi.

* Đọc văn bản:

1. Suy luận: Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung?

Advertisements (Quảng cáo)

– Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm chung là tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng.

– Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

2. Suy luận: Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn nào để bày tỏ tình cảm của bản thân?

Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn để bày tỏ tình cảm của bản thân:

– Nói về giặc bằng những từ ngữ với thái độ khinh thường, căm thù: “lưỡi cú diều”, “thân dê chó”.

– Hình ảnh, câu văn so sánh để thể hiện sự canh cánh về đất nước: “Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!”

3. Suy luận: Giọng điệu ở phần 3 là người trên nói với kẻ dưới hay là lời người đồng cảnh ngộ?

– Giọng điệu ở phần 3 vừa là người trên nói với kẻ dưới,

– Giọng điệu vừa là lời của người đồng cảnh ngộ.

Nội dung chính: “Hịch tướng sĩ” đã phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. Trần Quốc Tuấn không chỉ là một chủ soái giàu lòng yêu nước mà còn là một nhà hùng biện. – Khích lệ lòng căm thù giặc và nỗi nhục của kẻ mất nước.