Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức Giải bài Củng cố mở rộng trang 33 Văn lớp 10 tập...

Giải bài Củng cố mở rộng trang 33 Văn lớp 10 tập 2 KNTT...

Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 33 SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức tập 2: Củng cố mở rộng BÀI 6: NGUYỄN TRÃI - DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY

Câu 1. Từ những hiểu biết về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, hãy nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của một văn bản chính luận.

Trả lời:

* Sức thuyết phục của tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn.

- Sức thuyết phục của ông được thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa của mình phải trừng phạt kẻ xâm lược hung tàn đổ mang lại độc lập cho đất nước, thái bình cho muôn dân. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế: Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác.

- Nhân dân ta có chủ quyền có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây dựng bằng những trang sử vẻ vang.

- Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở Phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay: Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.

- Nước Đại Việt ta là một đất nước có chủ quyền lãnh thổ có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngân hàng với các triều đại Trung Quốc. Chính vì thế kẻ thù có ý định xâm lược nước ta tất yếu sẽ thất bại.

- Chính thực tiễn được Nguyễn Trãi đưa ra từ những thất bại của Lưu cung, Triệu Tiết hay Hàm Tử, Ô Mã đã chứng minh tất cả lý lẽ mà Nguyễn Trãi đưa ra là đúng.

* Yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản chính luận là việc kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ đưa ra và thực tiễn chứng minh.

Câu 2. Các văn bản đọc (Tác gia Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy Sơn) đã giúp bạn có thêm hiểu biết gì về đóng góp của Nguyễn Trãi cho nền văn học, văn hóa dân tộc?

Trả lời:

Nguyễn Trãi đã đóng góp cho nền văn học, văn hóa dân tộc một kho tàng văn chương lớn và độc đáo.

- Trong lĩnh vực Thơ - Văn, Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, rất phong phú về thể loại, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý.

- Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cận – hiện đại của Việt Nam.

- Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là tư tưởng anh hùng, yêu nước, thương dân.

Câu 3. Tìm đọc một số tác phẩm của Nguyễn Trãi thuộc các mảng sáng tác khác nhau: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Chỉ ra đặc điểm cơ bản về thể loại của trong một tác phẩm tự chọn.

Trả lời:

- Bài thơ chữ Nôm: Ngôn chí bài 13 (Tà dương)

Tà dương bóng ngả thuở hồng lâu,

Thế giới đông nên ngọc một bầu.

Tuyết sóc treo cây điểm phấn,

Quỹ đông dãi nguyệt in câu.

Khói chìm thuỷ quốc, quyên phẳng,

Nhạn triện hư không, gió thâu.

Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ,

Trời ban tối ước về đâu

Advertisements (Quảng cáo)

- Thể loại: Thơ đường luật biến thể.

- Đặc điểm cơ bản: Gồm các câu thơ 6 chữ và 7 chữ đan xen nhau gây ấn tượng mạnh, nhằm biểu đạt nội dung bài thơ theo dụng ý của tác giả.

Câu 4. Học thuộc lòng một số đoạn trong bản dịch Bình Ngô đại cáo và các bài thơ của Nguyễn Trãi có trong bài học này (Bảo kính cảnh giới - bài 43 Dục Thúy Sơn)

Trả lời:

Học sinh tự chọn một tác phẩm tiêu biểu để học thuộc.

Câu 5. Hãy chọn viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó.

Trả lời:

a)  Viết về đề tài: Nguyên nhân của việc hút thuốc lá và giải pháp khắc phục thực trạng này.

Hằng nằm, có rất nhiều bài báo viết về hậu quả nghiêm trọng của việc hút thuốc lá, song tình trạng hút thuốc lá vẫn tiếp diễn thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, nửa đêm, ở bất kỳ đâu, trên xe bus, tàu hỏa, ngoài đường, trong văn phòng, trường học, bệnh viện, ta đều có thể bắt gặp những mẩu thuốc lá còn đang cháy dở, hay khói thuốc phì phèo trên miệng một ai đó. Người ấy có thể là một chú trung niên, một cô đứng tuổi, một anh thanh niên, một cô thiếu nữ, hoặc một đứa trẻ mười mấy tuổi. Đã có hàng ngàn bài báo viết về tác hại của thuốc lá, đã có các biện pháp chính phủ đưa ra, đã có hàng nghìn người đã mắc bệnh, tử vong vì thuốc lá. Vì sao người ta đã biết tác hại ghê gớm của thuốc lá, nhưng vẫn tiếp tục hút? Khách quan mà nói, trong thuốc lá có chất gây nghiện, người càng hút nhiều càng bị lệ thuộc vào thuốc; chất kích thích trong thuốc lá càng khiến người ta thấy hưng phấn. Nhưng lý do chính là từ bản thân người sử dụng. Bởi hút thuốc lá là một hình thức giải tỏa căng thẳng giá rẻ hơn nhiều so với các hình thức giải trí khác. Chỉ mất mười mấy đến vài chục nghìn cho một bao thuốc lá, đến một đứa trẻ đang học trung học cơ sở cũng có thể nhìn hai bữa sáng để mua được hai mươi điếu. Để đối phó với áp lực trong cuộc sống, để giảm căng thẳng, để tăng sức sáng tạo, tăng sự hưng phấn…, họ mượn những lý do đó để bao biện cho việc hút thuốc lá. Nhiều người trẻ coi hút thuốc là một cách thể hiện bản thân, bắt kịp cái mới, bắt “trend”. Những người lớn hút thuốc tạo tấm gương xấu cho giới trẻ; vô tình tạo ra một tâm lý chỉ có người trưởng thành mới được hút thuốc, hút thuốc là người lớn. Họ cứ hút thuốc, dù ngay trên bao thuốc đã ghi rõ tác hại khủng khiếp của ung thư phổi vì thuốc lá, bởi hậu quả của thuốc lá không đến ngay lập tức, nên người ta chủ quan, hút thuốc thành thói quen, khó có thể bỏ. Để giải quyết hiện tượng này, để giảm thiếu tối đa những ca bệnh do thuốc lá gây nên, quan trọng nhất vẫn là thay đổi ý thức của mỗi người. Họ phải hiểu rằng thuốc lá để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, một người hút thuốc là bao người khác cùng gánh hậu quả. Họ phải hiểu rằng, một điếu họ hút là một cái đẩy tay đánh lùi sự nỗ lực của xã hội trong cuộc chiến chống lại khói thuốc. Ngoài ra, Nhà nước phải siết chặt quy định cấm hút thuốc hơn nữa, cấm quảng cáo thuốc lá, áp dụng lệnh phạt tiền cho những trường hợp hút thuốc nơi công cộng; tăng giá thuốc lá… Những giải pháp ấy đã rất quen thuộc, nhưng để thực hiện được nó cần sự chung sức của cả cộng đồng, vì một ngày mai không khói thuốc lá.

b) Đề cương thuyết trình: Nguyên nhân của việc hút thuốc lá và giải pháp khắc phục thực trạng này.

- Câu dẫn: Hằng nằm, có rất nhiều bài báo viết về hậu quả nghiêm trọng của việc hút thuốc lá, song tình trạng hút thuốc lá vẫn tiếp diễn thường xuyên trong đời sống hàng ngày.

- Thực trạng và hậu quả của việc hút thuốc lá: tình trạng hút thuốc lá diễn ra thường xuyên, ở nhiều lứa tuổi, ở nhiều địa điểm, ở nhiều thời điểm…

- Nguyên nhân vì sao người ta tiếp tục hút thuốc lá?

+ Nguyên nhân khách quan:

.) Trong thuốc lá có chất gây nghiện, người càng hút nhiều càng bị lệ thuộc vào thuốc; chất kích thích trong thuốc lá càng khiến người ta thấy hưng phấn

.) Môi trường: những người hút thuốc tạo tấm gương xấu cho giới trẻ; không có sự giáo dục kỹ lưỡng từ gia đình và nhà trường

+ Nguyên nhân chủ quan:

* Nghèo đói: thuốc lá rẻ, những người có thu nhập thấp chọn thuốc lá để đối phó với những áp lực trong cuộc sống

* Ý thức con người: tự bao biện cho việc hút thuốc lá là để giảm căng thẳng, hút thuốc là cách thể hiện bản thân, đua đòi, ham cái mới…

* Hậu quả của thuốc lá không đến ngay lập tức, nên người ta chủ quan, hút thuốc thành thói quen, khó có thể bỏ

- Giải pháp:

+ Nhà nước siết chặt quy định cấm hút thuốc, cấm quảng cáo thuốc lá, áp dụng lệnh phạt tiền cho những trường hợp hút thuốc nơi công cộng; tăng giá thuốc lá…

+ Thay đổi ý thức của mỗi người:

* Người dân ý thức được hậu quả của hút thuốc lá

* Người dân ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đồng lòng chống lại “ôn dịch thuốc lá”

Advertisements (Quảng cáo)