Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức Soạn bài Củng cố mở rộng trang 121 SGK Ngữ Văn 10...

Soạn bài Củng cố mở rộng trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức...

Làm bài 1, 2, 3, 4 trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức.  Củng cố mở rộng bài 4 Sức sống của sử thi

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1 trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

Lập bảng tổng hợp những đặc trưng của sử thi được thể hiện trong hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời trên các phương diện: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, người kể chuyện.

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

Nhân vật – dũng cảm, sức mạnh phi thường, không sợ nguy hiểm, thất bại

– coi trọng danh dự

– dũng cảm, sức mạnh phi thường, không sợ nguy hiểm, thất bại

– đại diện cho sức mạnh, phẩm chất lí tưởng và khát vọng chung của cộng đồng.

Cốt truyện – Nhân vật tham gia chiến đấu để bảo vệ thành trì

– Có người (vợ) khuyên ngăn

– Nhân vật vẫn kiên quyết dấn thân không sợ hiểm nguy

– Nhân vật quyết định 1 việc lớn lao (đi bắt Nữ Thần Mặt Trời)

– Có người ngăn cản, khuyên nhủ

– Nhân vật vẫn cương quyết thực hiện hành động của mình

– Thất bại nhưng hiên ngang – tư thế anh hùng

Không gian Không gian sử thi kì vĩ, cao rộng, mang tính cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và con người (tòa tháp I-li-ông, không gian con đường thành To-roa,…) Không gian sử thi kì vĩ, cao rộng, mang tính cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và con người (nơi Nữ Thần Mặt Trời ở, nơi ở của Đăm Par kvây, không gian Rừng Đen)
Thời gian Thời gian sử thi là quá khứ thiêng liêng, thuộc về một thời đại xa xưa được cộng đồng ngưỡng vọng.
Người kể chuyện Thủ pháp trì hoãn thời gian trong sử thi cũng góp phần thực hiện chức năng của thể loại: mô tả được mọi mặt của đời sống cộng đồng. Dường như các nghệ nhân hát kể có sự nhấn nhá, từ tốn, họ không vội vàng diễn kể hết tác phẩm, đi đến đích cuối cùng của sự kiện và chiến công của người anh hùng. Họ muốn tạo ra khoảng thời gian ngừng nghỉ giữa các sự kiện để có thể mô tả các phương diện phong tục, nghi lễ, đời sống của cộng đồng.

Bài 2 trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

Tìm đọc thêm các tài liệu viết về Hy Lạp và Ấn Độ thời cổ đại. Tóm tắt nội dung chính và trích dẫn những thông tin quan trọng trong các tài liệu, có sử dụng cước chú.

Ấn Độ được xem là một quốc gia có bề dày lịch sử và nền văn hóa liên tục, nền văn minh phương Đông với nhiều đóng góp cho văn hóa thế giới. Trong khi đó, Hy Lạp lại được xem là cái nôi của văn hóa phương Tây. Hai nền văn hóa lớn này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các học giả. Chỉ riêng văn hóa Ấn Độ cũng đã thu hút các học giả thế giới và Việt Nam nghiên cứu trên nhiều phương diện, lĩnh vực. Ở Việt Nam, nội dung nghiên cứu về Ấn Độ và Hy Lạp một cách riêng biệt khá phong phú và trải rộng trên các bình diện văn hóa, lịch sử, chính trị-xã hội, triết học, tôn giáo, văn học, thần thoại, sử thi, nghệ thuật, v.v. Nội dung về giao lưu văn hóa thì có các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. Một số công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Việt Nam như văn hóa Óc Eo và Champa. Một số công trình nghiên cứu giao lưu văn hóa Ấn Độ và phương Tây nói chung nhưng ở thời kỳ cận hiện đại. Cũng có một số công trình sử học bàn về sự tiếp xúc giữa Ấn Độ và Hy Lạp qua cuộc xâm lăng Ấn Độ của Ba Tư và Alexander Đại đế. Tuy nhiên, mối quan hệ giao lưu của hai nền văn hóa này cũng như những ảnh hưởng và biến đổi văn hóa của chúng sau khi tiếp xúc với nhau chưa được quan tâm làm rõ.

Bài 3 trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

Lắng nghe một bài thuyết trình về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên (ở một hội thảo hoặc trên các phương tiện truyền thông), ghi lại thông tin chính trong bài thuyết trình và phản hồi của bạn về bài thuyết trình đó

Học sinh tự liên hệ, thực hành

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 4 trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1

Đọc thêm các tác phẩm văn học hiện đại mang âm hưởng sử thi hoặc lấy cảm hứng từ các nhân vật, sự kiện, địa điểm trong sử thi (Ví dụ: Bài ca chim Chơ-rao của Thu Bổn, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,…) và nhận xét về ảnh hưởng của thể loại sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại

* Đặc trưng của sử thi được thể hiện trong Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm:

– Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp

– Kể về những biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân: quá trình hình thành và phát triển của đất nước gắn với những quan niệm của nhân dân

– Thể hiện quá trình vận động của dân tộc Việt qua lịch sử đất nước bốn nghìn năm

* Đặc trưng của sử thi thể hiện trong Đất nước – Nguyễn Đình Thi:

– Sử dụng ngôn từ có vần, nhịp

– Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

– Thể hiện quá trình vận động của đất nước trong chiến tranh, lịch sử của cộng đồng: “trời thu thay áo mới”, “trời xanh đây là của chúng ta”, “những cánh đồng… phù sa”, “năm xưa”, “những ngày thu đã xa”, “những buổi ngày xưa”

* Ảnh hưởng của sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại: thể loại sử thi đã ảnh hưởng tới văn học Việt Nam hiện đại cả về nội dung và nghệ thuật ở nhiều phương diện như:

– Ngôn từ

– Sử dụng nhiều chất liệu dân gian trong sáng tác

– Cách lựa chọn thể loại

– Cách xây dựng nhân vật

– Cách lựa chọn nội dung và đối tượng trữ tình trong văn bản: đối tượng thường là người anh hùng, chiến sĩ; hình tượng đất nước trải qua khó khăn, máu lửa chiến tranh