Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức Soạn bài Xúy Vân giả dại – Văn lớp 10 Kết nối...

Soạn bài Xúy Vân giả dại - Văn lớp 10 Kết nối tri thức...

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài Xúy Vân giả dại trang 127, 128, 129, 130 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết nối tri thức - Bài 5 Tích trò sân khâu dân gian

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào?

- Khi thể hiện lời thoại, diễn viên sẽ múa theo nhạc, động tác dứt khoát, đi lại loạng choạng, …

2. Lời thoại này thể hiện tâm lí gì của nhân vật

- Trầm buồn, bi ai.

- Từ tiếng hét trách móc nàng đã bật thành giọt nước mắt hờn tủi.

- Chắp tay lạy như một lời kêu gọi lòng đồng cảm từ cộng đồng, xã hội với mong muốn mọi người hiểu cho mình.

3. Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả

- Nhân vật xưng danh kể về lai lịch, xuất thân, giới thiệu sơ lược về bản thân, sở thích, gia cảnh, tính nết của mình.

4. Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?

- Hình ảnh vợ chồng xuất hiện ở đây chính là ước muốn giản dị của Xúy Vân, khát vọng bình dị được sum vầy êm ấm, hạnh phúc trong cảnh đời thường, đó cũng là định hướng trong tương lai của nàng. Đó là một gia đình có vợ chồng đầm ấm, chồng cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì chồng đi gặt, vợ mang cơm

5. Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình

Advertisements (Quảng cáo)

- Đây là nỗi niềm tâm trạng của con gái khi bị tình yêu tuột khỏi tầm tay, chăn trở bao đêm vì thiếu vắng hạnh phúc.

- Tự ví mình như con cá rô nhỏ bé nằm vũng chân trâu, để cho năm bảy cái cần câu châu vào để than trách cho số phận.

-> Bơ vơ vô định không biết đi đâu về đâu để bị cạm bẫy của cuộc đời trói buộc, rồi lại phải chịu bao điều oan trái

6. Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên

Ở đoạn này, lời thoại thể hiện rõ sự “điên” của Xúy Vân khi liên tục nói tới những điều vô lý, sai sự thật, chứng tỏ nhân vật đã không còn giữ được sự tỉnh táo, dần mất đi ý thức và không phân biệt được sự việc.

- Những sự vật hiện tượng được hiện lên một cách ngược đời:

+ Cái trứng gà – tha con quạ - ngồi trên cây

+ Trong đình – cái khuya – cái nhôi

+ Cái nón – cái kèo, cái cột

+ Dưới sông – bán bát

+ Trên biển – đốn gỗ - làm nhà

+ Cưỡi gà – đánh giặc

Advertisements (Quảng cáo)