Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức Soạn bài Dục Thúy sơn trang 24, 25 Ngữ Văn 10 kết...

Soạn bài Dục Thúy sơn trang 24, 25 Ngữ Văn 10 kết nối tri thức...

Trả lời các câu hỏi trước và trong khi đọc trang 24, 25 SGK Văn 10 KNTT: Soạn bài Dục Thúy sơn – Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức

Nội dung chính

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của núi Dục Thúy. Từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và nhớ công đức người xưa của tác giả Nguyễn Trãi.

Trước khi đọc

Câu 1. Hãy kể một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.

Một vài địa danh của đất nước đã khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca như sông Bạch Đằng, Côn Sơn.

Câu 2. Chia sẻ ngắn gọn ấn tượng của bạn về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy.

– Học sinh tự chia sẻ ấn tượng của mình về bài thơ đó.

– Gợi ý: Bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi:

+ Bài thơ được viết trong một lần tác giả Nguyễn Trãi đi thuyền qua vùng cửa sông Bạch Đằng.

+ Bài thơ tái hiện được không gian hùng vĩ, hiểm trở và gắn với những chiến công chống giặc phương Bắc oanh liệt của tiền nhân.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nguyễn Trãi vừa thể hiện được chất thi sĩ và tráng sĩ của mình, vừa thể hiện được niềm xúc động, tự hào pha chút ngậm ngùi, hoài cổ của bản thân trước những sự kiện lịch sử lẫm liệt một thời.

Trong khi đọc

Câu 1: Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.

Các yếu tố cơ bản của thể thơ ngũ ngôn bát cú thuộc thể thơ Đường luật, có tám câu, mỗi câu năm chữ. Về cơ bản thì luật bằng trắc, niêm và vần của thể ngũ ngôn bát cú cũng giống như thể thất ngôn bát cú.

Câu 2. Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Học sinh chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ như

– Chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên núi Dục thúy.

– Hình ảnh so sánh dáng núi, bóng tháp,…

– Hình ảnh ẩn dụ tấm bia đá khắc thơ văn của Trương Hán Siêu.