Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân –...

Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân – Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức...

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân – trang 137, 138 SGK Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức tập 1.

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Đoạn chữ in đậm này là sa-pô của văn bản. Hãy nhớ lại các chức năng thông thường của một sa-pô

– Các chức năng của sa-pô:

+ Hoàn thiện tiêu đề

+ Tóm tắt nội dung

+ Chứng minh tính thời sự

+ Nêu rõ hoàn cảnh

+ Thông báo bố cục

+ Thu hút người đọc

2. Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?

– Tương truyền, múa tối nước được hình thành từ thế kỉ XI – XII

Advertisements (Quảng cáo)

3. Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước.

– Nhà rối (thủy đình) trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cong mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,… tạo nên một sân khấu sinh động.

– Ngày nay, thủy định được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái,… với sân khấu là hồ nhân tạo.

4. Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?

– Người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây để điều khiển con rối, đứng sau bức mành (buồng trò)

– Lối điều khiển đòi hỏi kĩ năng thuần thục, làm sao nhịp nhàng với lời thoại, âm nhạc, lột tả được thần thái nhân vật.

– Phần thân con rối nổi trên mặt nước, phần chân chìm dưới nước để giữ thăng bằng và lắp bộ điều khiển

– Những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh màu sắc rực rỡ, vui tươi, dân dã

5. Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cố truyền khác của dân tộc

– Duy trì bằng cách sinh hoạt biểu diễn hội hè ở các làng xã và khắp cả nước

– Tuy nhiên phát triển không chỉ là nhân rộng địa điểm, tăng số lượng suất diễn mà còn là sự tìm tòi, sáng tạo để đào sâu và phát huy những giá trị vốn có của nghệ thuật múa rối.