Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi – Ngữ Văn lớp 10 Kết...

Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi – Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức...

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài Tác gia Nguyễn Trãi trang 6, 7, 8, 9, 10 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.  

Advertisements (Quảng cáo)

Nguyễn Trãi là người viết “Bình Ngô sách” sách lược đánh dẹp giặc Minh), được Lê Lợi tin dùng và có đóng góp đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nguyễn Trãi cũng là một trong những Khai Quốc công thần của nhà Lê.

2. Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi. 

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tiếp thu và phát triển từ nguồn gốc trong Nho giáo. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân, lấy sống bình yên, no ấm của của nhân dân là mục tiêu cao nhất, không chỉ thương dân mà còn trọng dân, biết ơn dân.

3. Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.  

– Tình yêu thiên nhiên biểu thị qua việc trong thơ Nguyễn Trãi chứa đựng cả một thế giới thiên nhiên đa dạng, vừa mỹ lệ vừa bình dị. Nguyễn Trãi đã mở rộng tâm hồn để nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa với thiên nhiên.

– Nỗi niềm thế sự niểu hiện qua việc hồn thơ Ức Trai luôn trĩu nặng suy tư trước thế sự đen bạc. Thơ ông có nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái cái có cả những cay đắng thất vọng đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái. Nguyễn Trãi đã đối diện với thực tại ấy bằng lối sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh.

4. Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại: văn chính luận, thơ chữ hán, thơ chữ Nôm.

Advertisements (Quảng cáo)

– Về văn chính luận: đặc biệt là những thư từ bút chiến văn kiện ngoại giao sao sáng tác của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ mẫu mực khi vận dụng một cách triệt để để các mệnh đề tư tưởng của nho giáo và chân lý khách quan của đời sống. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi được tạo nên nhờ khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, lập luận và bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, biểu đạt giọng điệu truyền cảm.

– Về thơ chữ Hán: những bài thơ Đường luật của Nguyễn Trãi hầu hết đạt đến sự nhuần nhuyễn; điêu luyện; ngôn ngữ cô đức; nghệ thuật tả cảnh tả tình tinh tế; hài hòa; nghệ thuật trữ tình vừa trang nhã vừa in đậm dấu ấn cá nhân vừa có giá trị tư tưởng sâu sắc, hình tượng thiên nhiên đa dạng.

– Về thơ chữ Nôm: sáng tác của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm thời trung đại. Ông dường như đã có ý thức sáng tạo một thế giới riêng khi đưa câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn, ngôn ngữ thơ giản dị, đậm đà tính dân tộc, sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói của dân chúng.

5. Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.

Thơ văn của Nguyễn Trãi là tập đại thành của Nam thế kỷ văn học trung đại Việt Nam tính đến mức thế kỷ 15. Nguyễn Trãi cũng là tác gia có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược thi hành chính sách hủy diệt văn hóa.