Câu hỏi trang 3 1.1
Những nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn.
B. Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng.
C. Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.
D. Sự phá hủy tầng ozone bởi freon - 12.
Dựa vào đối tượng nghiên cứu của hóa học: Thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng
- Đáp án: C và D
Câu hỏi trang 3 1.2
Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau:
a) Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực … (1)…, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các đơn chất, hợp chất và …(2)… đi kèm những quá trình biến đổi đó.
b) Hóa học kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và …(1)…, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác. Hóa học có …(2)… nhánh chính. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là …(3)…
a) (1) khoa học tự nhiên
(2) năng lượng
b) (1) thực nghiệm
(2) năm nhánh chính
(3) chất và sự biến đổi của chất.
Câu hỏi trang 3 1.3
Tinh bột là nguồn dưỡng chất quan trọng cho cơ thể con người. Các nguyên tố tạo nên tinh bột là
A. H, C, O. B. C, O, K. C. O, C, P. D. C, O, N.
Dựa vào công thức phân tử của tinh bột là (C6H10O5)n
- Đáp án: A
Câu hỏi trang 3 1.4
Advertisements (Quảng cáo)
Hãy chỉ ra sự khác nhau về cấu tạo của hai hydrocarbon có cùng công thức phân tử C5H12 sau đây:
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (1)
và (CH3)4C (2)
Nhiệt độ sôi của hai chất này là bằng nhau hay khác nhau? Vì sao?
Dựa vào các chất có cấu tạo khác nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau
- Hai hydrocarbon có cùng công thức phân tử C5H12 nhưng khác nhau về cấu tạo:
+ Chất (1) có mạch carbon thẳng.
+ Chất (2) có mạch carbon phân nhánh.
→ Nhiệt độ sôi của hai chất này là khác nhau vì chúng có cấu tạo khác nhau.
Câu hỏi trang 3 1.5
Em hãy chỉ ra một số lý do để giải thích vì sao bên cạnh việc nhận thức kiến thức hóa học từ sách vở và thầy cô thì các hoạt động khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cũng như vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tiễn lại có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập môn Hóa học. Nêu ví dụ minh họa.
- Hoạt động nhận thức kiến thức hóa học mới có tính một chiều, mới trả lời được câu hỏi “học để biết”.
Ví dụ: Ở điều kiện thường, oxygen có công thức phân tử là O2, là chất khí, không màu, không mùi, không vị, sôi ở -183oC.
- Hoạt động khám phá thế giới xung quanh ta dưới “góc nhìn hóa học” cho thấy ý nghĩa, vai trò quan trọng của hóa học trong thế giới tự nhiên.
Ví dụ: Oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí, con người và hầu hết các loại động thực vật đều cần oxygen để duy trì sự sống. Ngoài ra oxygen còn duy trì sự cháy.
- Hoạt động vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho thấy việc học là có ích cho bản thân và xã hội, trả lời được câu hỏi “học để làm”.
Ví dụ: Để dập tắt các đám cháy thông thường, chúng ta cần tìm cách giảm lượng oxygen cung cấp cho đám cháy như phủ cát lên đám cháy, dùng vải nhúng nước để phủ lên đám cháy,…
Câu hỏi trang 3 1.6
Em hãy trình bày vai trò của hóa học trong thực tiễn. Nêu ra các ví dụ minh họa khác trong sách giáo khoa (SGK).
Một số ví dụ về hóa học trong thực tiễn:
- Trong công nghiệp: sản xuất bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống cho con người,…
- Trong nông nghiệp: sản xuất các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…
- Trong dệt may: sản xuất các loại quần áo với nhiều chất liệu khác nhau,…
- Trong y học: Hóa học giúp nghiên cứu ra chỉ tự tiêu thuận lợi cho việc xử lý các vết khâu,…