Câu hỏi trang 27 10.1
Phân loại các hợp chất ion dưới đây vào các nhóm sau: hợp chất tạo nên bởi các ion đơn nguyên tử, hợp chất tạo nên bởi ion đơn nguyên tử và đa nguyên tử, hợp chất tạo nên bởi các ion đa nguyên tử.KCl, Na2CO3, (NH4)2SO4, BaCO3, AgCl, BaSO4, KMnO4.
Dựa vào các ion đa nguyên tử: CO32-, NH4+, SO42-, SO32-, MnO4-, NO3-, OH-,…
- Hợp chất tạo bởi các ion đơn nguyên tử: KCl, AgCl
- Hợp chất tạo bởi các ion đơn nguyên tử và đa nguyên tử: Na2CO3, BaCO3, BaSO4, KMnO4
- Hợp chất tạo bởi các ion đa nguyên tử: (NH4)2SO4
Câu hỏi trang 28 10.2
Cho các ion: Na+, Ca2+, F-, CO32-. Số lượng các hợp chất chứa hai loại ion có thể tạo thành từ các ion này là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. vô số hợp chất.
Dựa vào số lượng cation và số lượng anion, số lượng các hợp chất chứa 2 loại ion = số cation x số anion
- Số lượng các hợp chất chứa 2 loại ion = 2×2 = 4
-> Đáp án: C
Câu hỏi trang 28 10.3
Cặp nguyên tố nào sau đây có khả năng tạo thành liên kết ion trong hợp chất của chúng?
A. Nitrogen và oxygen.
B. Carbon và hydrogen.
C. Sulfur và oxygen.
D. Calcium và oxygen.
Dựa vào định nghĩa của liên kết ion: Liên kết ion là liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu trong phân tử hay tinh thể. Thường xảy ra giữa các kim loại điển hình và phi kim điển hình
- Đáp án: D
Câu hỏi trang 28 10.4
Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về hợp chất tạo thành giữa Na+ và O2-?
A. Là hợp chất ion.
B. Có công thức hoá học là NaO.
C. Trong điều kiện thường, tồn tại ở thể khí.
D. Trong điều kiện thường, tồn tại ở thể rắn.
E. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
G. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
H. Lực tương tác giữa Na+ và O2- là lực tĩnh điện.
Dựa vào đặc điểm của hợp chất ion: Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
- Đáp án: A, D, E và H
Câu hỏi trang 28 10.5
ZnO là một hợp chất ion được sử dụng nhiều trong kem chống nắng. Bán kính của nguyên tử O như thế nào so với bán kính của anion O2- trong tinh thể ZnO?
A. Bằng nhau.
B. Bán kính của O lớn hơn của O2-.
C. Bán kính của O nhỏ hơn của O2-.
D. Không dự đoán được.
Dựa vào:
- Cation của một nguyên tố có bán kính nguyên tử nhỏ hơn nguyên tử ban đầu
- Anion của một nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử ban đầu
- Đáp án: C
- Giải thích: Bán kính của O nhỏ hơn O2- do khi nhận thêm electron thì lực đẩy giữa các electron sẽ tăng lên, làm lực hút giữa hạt nhân với các electron sẽ giảm, dẫn đến electron ở xa hạt nhân hơn
Câu hỏi trang 28 10.6
Bán kính của nguyên tử Al như thế nào so với bán kính của cation Al3+ trong tinh thể AlCl3?
A. Bằng nhau.
B. Bán kính của Al lớn hơn của Al3+.
C. Bán kính của Al nhỏ hơn của Al3+.
D. Không dự đoán được
Dựa vào:
- Cation của một nguyên tố có bán kính nguyên tử nhỏ hơn nguyên tử ban đầu
- Anion của một nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử ban đầu
- Đáp án: B
- Giải thích: Bán kính của Al lớn hơn Al3+ do khi cho đi electron thì lực hút giữa hạt nhân với các electron sẽ tăng lên, dẫn đến electron ở gần hạt nhân hơn
Câu hỏi trang 29 10.7
Ghép mỗi nguyên tử ở cột A với các giá trị điện tích của ion mà nguyên tử có thể tạo thành ở cột B.
Cột A |
Cột B |
a) S |
Advertisements (Quảng cáo) 1. điện tích 2+ |
b) Al |
2. điện tích 3+ |
c) F |
3. điện tích 2- |
d) Mg |
4. điện tích 1- |
- Đáp án: a - 3; b - 2; c - 4; d - 1
Câu hỏi trang 29 10.8
Chọn phương án đúng để hoàn thành câu sau:
Khi hình thành các hợp chất ion, ...(1)... mất các electron hoá trị của chúng để tạo thành ...(2)... mang điện tích dương và ...(3)... nhận các electron hoá trị để tạo thành ...(4)... mang điện tích âm.
A. (1) kim loại, (2) anion, (3) phi kim, (4) cation.
B. (1) phi kim, (2) cation, (3) kim loại, (4) anion.
C. (1) kim loại, (2) ion đa nguyên tử, (3) phi kim, (4) anion.
D. (1) phi kim, (2) anion, (3) kim loại, (4) cation.
E. (1) kim loại, (2) cation, (3) phi kim, (4) anion.
Dựa vào định nghĩa của liên kết ion: Liên kết ion là liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu trong phân tử hay tinh thể. Thường xảy ra giữa các kim loại điển hình và phi kim điển hình
- Đáp án: E
Câu hỏi trang 29 10.9
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Barium thuộc nhóm IIA, iodine thuộc nhóm VIIA, hợp chất của hai nguyên tố này là hợp chất ...(1)... Ở điều kiện thường, hợp chất này tồn tại ở thể ...(2)... với cấu trúc tinh thể tạo nên bởi ...(3)... và ...(4)...
Dựa vào định nghĩa của liên kết ion: Liên kết ion là liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu trong phân tử hay tinh thể. Thường xảy ra giữa các kim loại điển hình và phi kim điển hình
- Đáp án: (1) ion, (2) rắn, (3) Ba2+, (4) I-
Câu hỏi trang 29 10.10
Viết hai giai đoạn của sự hình thành CaF2, từ các nguyên tử tương ứng (kèm theo cấu hình electron). Hai nguyên tử fluorine “góp chung electron” để đạt được lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet
Dựa vào
- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử và xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử
- Bước 2: Viết sự hình thành ion
- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử
- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử
+ Nguyên tố Ca có Z = 20
→ Cấu hình electron của Ca là 1s22s22p63s23p64s2
→ Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng
+ Nguyên tố F có Z = 9
→ Cấu hình electron của F là 1s22s22p5
→ Khi cho calcium phản ứng với fluorine:
- Bước 2: Viết sự hình thành ion
Ca → Ca2+ + 2e
2x (F + 1e ” F-)
Vì nguyên tử Ca cần nhường 2 electron để tạo thành cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất nên cần 2 nguyên tử F để nhận 1.2 = 2 electron
- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử
Ca2+ + 2F- → CaF2
→ Như vậy ta có phương trình: 2Ca + F2 → CaF2
Câu hỏi trang 29 10.11
Cho biết sự tạo thành NaCl (s) từ Na (s) và Cl2 (g) giải phóng nhiều năng lượng. Hãy cho biết năng lượng giải phóng có nguồn gốc từ đâu.
Gợi ý: Nếu các tiểu phân hút nhau sẽ giải phóng năng lượng, đẩy nhau sẽ hấp thu năng lượng.
- Sau khi được hình thành, các cation và anion sẽ hút nhau bởi lực hút tĩnh điện rất mạnh để tạo ra hợp chất ion → Quá trình giải phóng rất nhiều năng lượng
Câu hỏi trang 29 10.12
Biết rằng năng lượng toả ra khi hình thành các hợp chất ion từ các cation và anion tỉ lệ thuận với điện tích của mỗi ion và tỉ lệ nghịch với bán kính của chúng. Dựa trên cơ sở này, hãy cho biết khi hình thành hợp chất nào trong mỗi cặp chất sau đây từ các ion tương ứng thì năng lượng tỏa ra là nhiều hơn.
a) LiCl và NaCl b) Na2O và MgO.
- Bước 1: So sánh điện tích nguyên tử của các nguyên tố liên kết
- Bước 2: So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tố liên kết
- Bước 3: Dựa vào nhận xét “hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết mạnh hơn và các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết mạnh hơn; đồng thời năng lượng tỏa ra nhiều hơn” để đưa ra kết luận
a) LiCl và NaCl
- Ion Na+ và ion Li+ có cùng điện tích
- Kích thước ion Li+ nhỏ hơn ion Na+ (Na thuộc chu kì 3 > Li thuộc chu kì 2)
→ Liên kết trong LiCl bền hơn so với NaCl
→Liên kết trong LiCl tỏa ra nhiều năng lượng hơn so với NaCl
b) Na2O và MgO
- Ion Na+ có điện tích nhỏ hơn ion Mg2+
- Kích thước ion Na+ lớn hơn ion Mg2+
→Liên kết trong MgO kém bền hơn so với Na2O
→Liên kết trong MgO tỏa ra nhiều năng lượng hơn so với Na2O