Câu hỏi/bài tập:
Trong những phản ứng hoá học xảy ra theo các phương trình dưới đây, những phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?
(1) PCl3 + Cl2 → PCl5
(2) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
(3) CO2 + 2LiOH → Li2CO3 + H2O
(4) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Chọn phương án đúng.
A. (3). B. (4).
C. (1) và (2). D. (1), (2) và (3).
Với phương án đã chọn, chỉ ra chất khử, chất oxi hóa và viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử tương ứng.
Dựa vào định nghĩa phản ứng oxi hóa - khử: là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất, phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.
- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng
Advertisements (Quảng cáo)
→ Xác định chất oxi hóa, chất khử
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
Đáp án: C
(1) - Bước 1: \(\mathop P\limits^{ + 3} C{l_3}\; + \mathop {C{l_2}}\limits^0 \; \to \mathop P\limits^{ + 5} \mathop {C{l_5}}\limits^{ - 1} \)
→ PCl3 là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: \(\mathop P\limits^{ + 3} \to \mathop P\limits^{ + 5} + 2e\)
+ Quá trình khử: \(\mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2e \to 2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)
(2) - Bước 1: \(\mathop {Cu}\limits^0 + 2\mathop {Ag}\limits^{ + 1} N{O_3}\; \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {\left( {N{O_3}} \right)_2}\; + 2\mathop {Ag}\limits^0 \)
→ Cu là chất khử, AgNO3 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: \(\mathop {Cu}\limits^0 \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} + 2e\)
+ Quá trình khử: \(\mathop {Ag}\limits^{ + 1} + 1e \to \mathop {Ag}\limits^0 \)