Câu hỏi/bài tập:
Cho phản ứng:
2A + B → 2M + 3N
a) Hãy viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng trên theo sự thay đổi nồng độ chất A, B, M và N.
b) Nếu biến thiên nồng độ trung bình của chất M (ΔCMΔt) là 1,0 mol L-1 s-1 thì tốc độ trung bình của phản ứng và biến thiên nồng độ trung bình của N (ΔCNΔt); A (−ΔCAΔt) và B (−ΔCBΔt) lần lượt là:
A. 2,0 mol L-1 s-1; 4,0 mol L-1 s-1; 6,0 mol L-1 s-1 và 2,0 mol L-1 s-1.
B. 0,5 mol L-1 s-1; 1,5 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1 và 0,5 mol L-1 s-1.
C. 1,0 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1; 1,0 mol L-1 s-1và 1,0 mol L-1 s-1.
D. 2,0 mol L-1 s-1; 4,0 mol L-1 s-1; 3,0 mol L-1 s-1và 2,0 mol L-1 s-1.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB → cC + dD là ¯v=−1a.ΔCAΔt=−1b.ΔCBΔt=1c.ΔCCΔt=1d.ΔCDΔt
Trong đó:
+ ¯v: tốc độ trung bình của phản ứng
+ ΔC=C2−C1: sự biến thiên nồng độ
+ Δt=t2−t1: sự biến thiên thời gian
a) Biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng 2A + B → 2M + 3N theo sự thay đổi nồng độ chất A, B, M và N: ¯v=−12.ΔCAΔt=−11.ΔCBΔt=12.ΔCMΔt=13.ΔCNΔt
b) Tốc độ trung bình của phản ứng: ¯v=12.ΔCMΔt=12.1=0,5(molL−1s−1)
-> Đáp án: B