Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Cánh diều Câu 5.18 trang 16 SBT Hóa 10 – Cánh diều: Cũng giống...

Câu 5.18 trang 16 SBT Hóa 10 - Cánh diều: Cũng giống như nam châm, mỗi nguyên tử/ ion cũng có thể có từ tính (bị nam châm hút)...

B1: Xác định số e của Cu và Cu. Giải và trình bày phương pháp giải Câu 5.18 trang 16 - Bài 5. Lớp - phân lớp và cấu hình electron - SBT Hóa 10 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Cũng giống như nam châm, mỗi nguyên tử/ ion cũng có thể có từ tính (bị nam châm hút). Nếu nguyên tử/ ion có electron độc thân thì nó có từ tính và được gọi là chất thuận từ. Ngược lại, nguyên tử/ ion nếu không có electron độc thân thì được gọi là chất nghịch từ. Hãy giải thích vì sao nguyên tử Cu (Z = 29) thuận từ nhưng ion Cu+ lại nghịch từ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Xác định số e của Cu và Cu+

B2: Viết cấu hình e của các ion đó theo quy tắc Hund và nguyên lý vững bền

B3: Xác định các phân lớp và biểu diễn AO theo quy tắc: mỗi AO chứa tối đa 2 e

B4: Xác định e độc thân (e độc thân là e đứng 1 mình trong AO, không ghép cặp với e khác)

Có e độc thân -> Chất thuận từ

Không có e độc thân -> Chất nghịch từ

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Cấu hình electron của Cu (Z = 29): 1s22s22p63s23p63d104s1. Viết gọn: [Ar]3d104s1.

Cu nhường đi 1 electron tạo thành ion Cu+ có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d10.Viết gọn: [Ar]3d10.

Biểu diễn dưới dạng ô orbital nguyên tử:

Cu có 1 e độc thân -> Thuận từ

Cu+ không có e độc thân -> nghịch từ