Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức Vận dụng 3.25 trang 7, 8, 9 SBT Hóa 10 – Kết...

Vận dụng 3.25 trang 7, 8, 9 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức: Hợp chất A có công thức M4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214. Tổng số hạt proton, neutron...

Tổng số hạt trong nguyên tử = p + n + e. Hướng dẫn cách giải/trả lời Vận dụng 3.25 - Bài 3. Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử trang 7, 8, 9 - SBT Hóa 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Hợp chất A có công thức M4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214. Tổng số hạt proton, neutron, electron của (M)4 nhiều hơn so với (X)3 trong A là 106.

a) Xác định công thức hoá học của A.

b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử tạo nên A.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào mối liên hệ giữa các hạt proton (p), neutron (n) và electron (e) trong nguyên tử:

- Tổng số hạt trong nguyên tử = p + n + e

- Trong nguyên tử trung hòa về điện có p = e

- Số hạt không mang điện = n

- Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm

* Các bước viết cấu hình electron của nguyên tử

+ Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử

+ Bước 2: Các electron được phân bố theo thứ tự các AO có mức năng lượng tăng dần, theo các nguyên lý và quy tắc phân bố electron trong phân tử

+ Bước 3: Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp electron

- Điều kiện bền của nguyên tử: số p ≤ số n ≤ 1,5.số p (áp dụng với các nguyên tố có p < 82)

Answer - Lời giải/Đáp án

- Gọi số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử M lần lượt là p1, e1, n1

- Có số hạt proton, electron và neutron trong X lần lượt là p2, e2, n2

- Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M4X3 = 4.(p1 + e1 + n1­­­) + 3.(p2 + e2 + n2)= 214 (1)

Advertisements (Quảng cáo)

- Tổng số hạt proton, neutron, electron của (M)4 nhiều hơn so với (X)3 trong A là 106 => 4.(p1 + e1 + n1­­­) - 3.(p2 + e2 + n2)= 106 (2)

=> Từ (1), (2) giải hệ hai phương trình hai ẩn (p1 + e1 + n1­­­) và (p2 + e2 + n2) ta có (p1 + e1 + n1­­­) = 40, (p2 + e2 + n2) = 18

- Xét nguyên tử M:

+ Có 2p1 + n1­­­ = 40 (do p1 = e1)

+ Có số p ≤ số n ≤ 1,5.số p => p1 ≤ 40 - 2p1 ≤ 1,5p1 => \(\frac{{40}}{{3,5}}\) ≤ p ≤ \(\frac{{40}}{3}\)

=> TH1: p1 = 12 => n1 = 16 (loại)

=> TH2: p1 = 13 => n1 = 14 (thỏa mãn) => M là Aluminium (Al)

- Xét nguyên tử X:

+ Có 2p2 + n2­­ = 18 (do p2 = e2)

+ Có số p ≤ số n ≤ 1,5.số p => p2 ≤ 18 - 2p2 ≤ 1,5p2 => \(\frac{{18}}{{3,5}}\) ≤ p ≤ \(\frac{{18}}{3}\)

=> p1 = 6 => n1 = 6 => X là Carbon (C)

=> Vậy công thức hóa học của A là Al4C3

b) - Nguyên tử Al có Z = 13

=> Phân mức năng lượng electron: 1s22s22p63s23p1

=> Cấu hình electron của nguyên tử là: 1s22s22p63s23p1

- Nguyên tử C có Z = 6

=> Phân mức năng lượng electron: 1s22s22p2

=> Cấu hình electron của nguyên tử là: 1s22s22p2