Câu 1
Câu 1. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây?
A, Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B, Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
C, Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn.
D, Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc hình thành chủ yếu trên phạm vi lựu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
Chọn A
Câu 2
Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc với các thể văn minh.
B. Đất đai phì nhiêu, máu tử, có nhiều sông lớn.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Điều kiện tự nhiên không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là địa hình chủ yếu núi với nhiều cảnh quan đẹp.
Chọn D
Câu 3
Câu 3. Cơ sở kinh tế tác động đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
A. Kinh tế thủ công nghiệp, thượng nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. Hoạt động thương mại đường biến phát triển từ sớm.
C. Các tuyến đường biển thúc đẩy kinh tế thương mại phát triển.
D. Trồng trọt, chăn nuôi phát triển, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Cơ sở kinh tế tác động đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là trồng trọt, chăn nuôi phát triển, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.
Chọn D
Câu 4:
Câu 4. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây?
A. Sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội.
B. Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới giàu có và nhiều thể lực.
C. Của cải dư thừa, xuất hiện giai cấp phong kiến.
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân tự do và nô tì.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa, từ đó xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội.
Chọn A
Câu 5
Câu 5. Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
A. Ở nhà sàn, di chuyển bằng Voi, ngựa.
B. Ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.
C. Ở nhà trệt, di chuyển bằng xe, ngựa.
D. Ở nhà trệt, di chuyển trên sông, suối bằng thuyền, bè.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền bè.
Chọn B
Câu 6
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 6. Nội dung nào sau đây không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
A. Có nghi thức thờ thần Huỷ diệt, thần Sáng tạo.
B. Hoạt động âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống.
C. Có tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh
D. Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Từ kiến thức được hoc và hiểu biết đã có, ta biết được nội dung không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là “ nghi thức thờ Thần Huỷ Diệt, Thần Sáng Tạo”
Chọn A
Câu 7
Câu 7. Những biểu hiện vào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang?
A. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng thỏ bắn trăm phát trăm trúng, có thành luỹ vừa là kinh thành, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
B. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kỹ thuật quân sự ngày càng hiện đại.
C. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn và quân đội chính quy.
D. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nó có thể bắn nhiều mũi tên một lần, có thành luỹ vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang vìlãnh thổ mở rộng trên cơ sở hòa hợp và thống nhất giữa người Âu Việt và Lạc Việt; có nỏ bắn nhiều mũi tên một lần; thành luỹ vừa là kinh đo vừa là căn cứ quân sự
Chọn D
Câu 8
Câu 8. Chọn từ cho sẵn dưới đây đặt vào chỗ chấm (...) trong đoạn văn, thể hiện đời sống tinh thần của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
A. đấu vật, B. tổ tiên, C. nhuộm răng, D. nông nghiệp, E. Mặt Trời, G. tự nhiên.
Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng ……..(1) thể hiện qua các nghi thức như: thờ thần ……...(2), thần núi, thần sông; thờ cúng ……....(3), anh hùng, thủ lĩnh; thực hành lễ nghi ……….(4) cầu mong mùa màng bội thu. Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, ……….(5). Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trầu, ……....(6), xăm mình
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Từ những kiến thức đã được tiếp thu từ bài học và hiểu biết của bản thân, ta có thể chọn các tè cho sẵn để điền vào chỗ trống lần lượt như sau:
1, Tự nhiên 2, Mặt trời 3,Tổ tiên |
4, Nông nghiệp 5, Đấu vật 6, Nhuộm răng |
Câu 9
Câu 9.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Hình 12: Bức hình miêu tả cảnh lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ).
Giới thiệu:
Thời gian diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.
Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...
Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là biểu hiện cụ thể nhất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thể hiện sự gắn bó của cộng đồng, khẳng định dân tộc Việt Nam có chung một cội nguồn, cả nước cùng tôn thờ một vị Vua Tổ.
Việc tổ chức lễ hội giàu giá trị văn hóa truyền thống nhằm tiếp tục nêu cao truyền thống yêu nước, bày tỏ biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.
Câu 10
Câu 10. Em hãy lý giải vì sao nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là nền văn minh sông Hồng?
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 12 – SGK Lịch Sử 10
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là nền văn minh sông Hồng là bởi nền văn minh này hình thành và phát triển chủ yếu ở lưu vực sông Hồng.