Câu 1
Câu 1. Ý nào sau đây là bối cảnh lịch sử tác động đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A, Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền.
B, Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức cho các nước.
C, Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh các loại vũ khí mới.
D, Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Bối cảnh lịch sử tác động đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là do Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu cho phát minh các loại cũ khí mới.
Chọn C
Câu 2:
Câu 2. Nước nào sau đây khởi đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A, Anh.
B, Pháp.
C, Mỹ.
D, Liên Xô.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Nước khởi đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là Mỹ.
Chọn C
Câu 3
Câu 3. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào thời gian nào?
A, Nửa cuối thế kỉ XIX.
B, Nửa đầu thế kỉ XX.
C, Nửa sau thế kỉ XX.
D, Đầu thế kỉ XXI.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 1950 đến cuối những năm 1970, với sự áp dụng phổ biến máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số còn áp dụng đến ngày nay.
Chọn C
Câu 4
Câu 4. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp
A, Lần thứ nhất.
B, Lần thứ hai.
C, Lần thứ ba.
D, Lần thứ tư.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Chọn C
Câu 5
Câu 5. Nguồn gốc sâu xa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại là gì?
A, Do tác động của toàn cầu hoá.
B, Do tác động của khủng hoảng tài chính.
C, Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất.
D, Do yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại là do những đòi hỏi của cuộc sống của sản xuất.
Chọn C
Câu 6
Câu 6. Thành tựu nào sau đây của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba có ý nghĩa nâng cao sức mạnh trí óc cũng như công nghệ?
A, Phương pháp sinh sản vô tính.
B, Trí tuệ nhân tạo.
C, “Bản đồ gen người”.
D, Máy tính điện tử.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứu ba có ý nghĩa nâng cao sức mạnh trí óc cũng như công nghệ là Máy tính điện tử.
Chọn D
Câu 7
Câu 7. Một trong những điểm giống nhau về bối cảnh lịch sử tác động đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư là
A, Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu mới.
B, Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức cho các nước.
C, Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng cao.
D, Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ngày càng gay gắt.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Một trong những điểm giống nhau về bối cảnh lịch sử tác động đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư là do nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng cao.
Chọn C
Câu 8
Câu 8. Thành tựu quan trọng nào sau đây trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người?
A, Trí tuệ nhân tạo.
B, Máy hơi nước.
C, Cuộc “Cách mạng xanh”.
D, Công nghệ thông tin.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Cuộc cách mạng diễn ra trên lĩnh vực nông nghiệp được gọi là “ cuộc cách mạng xanh” bắt đầu từ thập niên 50 và 60 ở thế kỉ XX, tiêu biểu ở hai quốc gia là Ấn Độ và Mê-hi-cô.
Chọn C
Câu 9:
Câu 9. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đạt thành tựu nào sau đây vào năm 1946?
A, Máy tính điện tử được phát minh.
B, Internet được phát minh.
C, Con người đặt chân lên Mặt Trăng.
D, Rô-bốt được phát minh.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Vào năm 1946, máy tính điện tử được phát minh ở trường Đại học Pennsylvania, Mỹ.
Chọn A
Câu 10
Câu 10. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?
A, Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành.
B, Trí tuệ nhân tạo (Al), Internet kết nối vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data).
C, Trí tuệ nhân tạo (Al), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học.
Advertisements (Quảng cáo)
D, Kỹ thuật số; công nghệ sinh học; công nghệ liên ngành, đa ngành.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data).
Chọn B
Câu 10
Câu 11. Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại là
A, Máy móc dần dần thay thế sức lao động của con người.
B, Khởi đầu quá trình công nghiệp hoá.
C, Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
D, Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại là đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
Chọn C
Câu 12
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là trụ cột của toàn cầu hoá?
A, Mạng lưới thông tin toàn cầu.
B, Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu.
C, Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.
D, Mạng lưới giáo dục toàn cầu.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Nội dung không phải là trụ cột của toàn cầu hóa là: Mạng lưới giá dục toàn cầu.
Chọn D
Câu 13
Câu 13. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư tác động lớn đến xã hội, thể hiện ở sự xuất hiện của
A, Giai cấp công nhân hiện đại.
B, Toàn cầu hoá.
C, Công nghệ thông tin.
D, Internet.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tác động lớn đế xã hội, thể hiện ở sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại.
Chọn A
Câu 14
Câu 14. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã
A, Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
B, Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản.
C, Khởi đầu quá trình công nghiệp hoá.
D, Chuyển từ nền sản xuất cơ khí hoá sang điện khí hoá.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
Chọn A
Câu 15
Câu 15. Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội và văn hoá?
A, Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ở trình độ cao hơn so với các cuộc cách mạng trước đó.
B, Thách thức với văn hoá các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay là sự phát sinh tình trạng văn hoá “lai căng”.
C, Thách thức với văn hóa các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay là nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống.
D, Cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều hơn.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Từ kiến thức được tiếp thu từ Bài 9 – Lịch sử 10 ta thấy, nhận định không đúng về tác động của các cuộc cách mạng thời kỳ hiện đại đối với xã hội và văn hoá là: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ở trình độ cao hơn so với các cuộc cách mạng trước đó.
Chọn A
Câu 16
Câu 16.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Từ kiến thức và hiểu biết đã có, ta có thể nhận diện các hình như sau:
Hình 9.1: Wifi
Hình 9.2: Nhựa, cao su
Hình 9.3: Vệ tinh nhân tạo
Hình 9.4: Điện toán đám mây
Hình 9.5: Trí tuệ nhân tạo
Hình 9.6: Bản đồ gen người
Câu 17
Câu 17. Cho các cụm từ sau: A. chiếc máy tính để bàn, B. Windows, C, tin học, D. máy tính cỡ lớn, E, hình thức sổ, G. lập trình viên. Hãy:
a) Đặt các cụm từ trên vào chỗ chấm (...) trong đoạn tư liệu dưới đây sao cho phù hợp với các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại,
"Lần đầu tiên, những máy tính cá nhân sử dụng phần mềm ……....(1) đã cho phép hàng triệu cá nhân tạo ra nội dung dưới …….....(2) và điều này có nghĩa rằng nội dung có thể được chia sẻ rộng rãi ở khoảng cách xa. Cuộc cách mạng này tạo ra một đội ngũ những người có thể tạo ra nội dung dưới hình thức sổ một cách dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết - từ ……….....(3), ở trong bếp, trên giường ngủ và trong tầng hầm - thay vì phải cần có một chiếc ………….(4) chủ yếu dành cho mục đích kinh doanh. Đột nhiên, những con người bình thường có thể được hưởng lợi từ ………...(5) mà không cần phải trở thành ……….(6)” (Thế giới phẳng, Thổ-mát L, Phờ-ri-man)
b) Rút ra kết luận từ đoạn tư liệu trên.
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
a, Từ kiến thức đã tiếp thu và hiểu biết của bản thân, ta có thể điền vào chỗ trống các từ lần lượt như sau:
1, Windows
2, Hình thức sổ
3, Chiếc máy tính để bàn
4, Máy tính cỡ lớn
5, Tin học
6, Lập trình viên
b, Máy tính cá nhân với những công dụng, tiện ích vượt trội đã và đang chứng minh được những tác động tích cực đối với cuộc sống con người và đối với lao động sản xuất. Con người có thể sử dụng máy tính cá nhân để khai thác có hiệu quả từ đó mang lại cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 18
Câu 18. Theo em, cần sử dụng Internet trong học tập như thế nào để có hiệu quả?
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 9 – SGK Lịch Sử 10
Để sử dụng Internet trong học tập một cách có hiệu quả, học sinh cần:
1, Tham gia những diễn đàn học tập
Tham gia vào những diễn đàn học tập về từng môn học để tìm hiểu thêm về kiến thức, cùng trao đổi và thảo luận thêm. Từ đó nâng cao kiến thức của bản thân, đồng thời hiểu thêm về những vấn đề đang vướng mắc.
2,Tìm kiếm tài liệu
Internet với nguồn tài liệu khổng lồ nên việc tìm kiếm trở nên thuận lợi. Hãy tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập bằng những từ khóa chính xác, lựa chọn những nguồn tin đáng tin cậy nhất.
3, Lập nhóm học tập
Học với Internet giúp bạn kết nối dễ dàng hơn. Một nhóm học tập nhỏ, ít người (từ 3-5 người) có chung mục tiêu học tập giúp các bạn học tập, trao đổi thông tin dễ dàng hơn. Tạo động lực học tập cho nhau, cùng đưa ra những ý kiến để hoàn thiện về kiến thức.
4, Học trên website
Hiện nay, trên internet có rất nhiều website học trực tuyến như hocmai.vn, moon.vn, vieted.vn,… cung cấp bài giảng trực tuyến về các môn các cấp, ôn thi học sinh giỏi, chuyên, đại học,… Đồng thời, website cung cấp các đề thi và tài liệu cho các em, giúp các em học tập theo lộ trình hằng ngày