Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Kết nối tri thức Bài 8. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại...

Bài 8. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong thời gian nào?...

Đọc mục 1-a trang 68 SGK Lịch sử 10. Giải và trình bày phương pháp giải Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Bài 8. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - Chủ đề 4. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 9 dưới đây...Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong thời gian nào?

Bài tập 1

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 SBT Lịch sử 10 trang 44

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 9 dưới đây

1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ nửa sau thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).

B. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939)

C. Nửa sau thế kỉ XX.

D. Từ nửa sau thế kỉ XX đến nay.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-a trang 68 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn được gọi là Cách mạng kỹ thuật số), diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.

=> Chọn C.

2. Ý nào không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào đầu thế kỉ XX.

B. Cuộc đua vũ trang giữa các cường quốc.

C. Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hóa thạch.

D. Xu thế toàn cầu hóa.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-a trang 69 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Bối cảnh lịch sử của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

+ Kế thừa những bước tiến của khoa học, kỹ thuật vào đầu thế kỉ XX.

+ Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang.

+ Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hóa thạch, thách thức về bùng nổ và già hóa dân số,…

=> Chọn D.

3. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?

A. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.

B. Máy bay, máy tính, internet, vệ tinh nhân tạo.

C. Máy tính, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo.

D. Tên lửa, rô bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-b trang 69 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Những thành tựu quan trọng và nổi bật nhất trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba là: máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.

=> Chọn A.

4. Máy tính cá nhân đầu tiên do ai phát minh?

A. Stip Gióp.

B. Bin Gết.

C. Pôn A-len và Bin Gết.

D. Prét-pơ Éc-cơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 4 trang 70 SGK.

Answer - Lời giải/Đáp án

Máy tính cá nhân đầu tiên do Pôn A-len và Bin Gết viết phần mềm (1975).

=> Chọn C.

5. Máy tính Mác-xin-tốt là của hãng nào?

A. Mai-cờ-rô-sốp.

B. Áp-pồ.

C. Lê-nô-vô.

D. Sam-sung.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hinh 5 trang 70 SGK.

Answer - Lời giải/Đáp án

Máy tính Mác-xin-tốt do Áp-pồ phát minh ra

=> Chọn B.

6. Ai là người đã phát minh ra mạng lưới toàn cầu?

A. Stíp Gióp.

B. Tim Béc-nơ.

C. Giôn Su-li-van.

D. Bin Gết.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 6 trang 70 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tim Béc-nơ là người đã phát minh ra mạng lưới toàn cầu.

=> Chọn B.

7. Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là ai?

A. U. Ga-ga-rin.

B. Neo Am-strong.

C. Phạm Tuân.

D. Bu A-đin.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 11 trang 71 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là Neo Am-strong.

=> Chọn B.

8. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu khi nào?

A. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945).

B. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973).

C. Từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc (1991).

D. Từ đầu thế kỉ XXI.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2-a trang 72 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn.

=> Chọn D.

9. Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

A. Trí tuệ nhân tạo.

B. Dữ liệu lớn.

C. Internet.

D. Điện toán đám mây.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2-b trang 72 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Dựa vào kiến thức trong SGK, kết hợp với sử dụng phương pháp loại trừ ta thấy Internet là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

=> Chọn C.


Bài tập 2

Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 45 SBT Lịch sử 10.

Bài tập 2. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu sau

A. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên nhanh chóng và thuận tiện.

B. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại phát sinh các vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của các thông tin được chia sẻ.

C. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại thúc đẩy quá trình xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

D. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại làm gia tăng nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 3 trang 73 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Các câu đúng: A, B, D đều là nội dung của sự tác động của cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại trên lĩnh vực văn hóa.

- Câu sai: C


Bài tập 3

Hướng dẫn giải câu hỏi Bài tập 3 SBT Lịch sử 10 trang 45

Bài tập 3. Ghép nối hình ảnh với ô chữ sao cho đúng

Advertisements (Quảng cáo)

3.1. Ghép các hình ảnh ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-b trang 69 và mục 2-b trang 72 SGK Lịch sử 10

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình 1, 3, 5 là những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ 3.

Hình 2, 4 ,6 là những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

3.2. Ghép thành tựu ở bên trái với mốc thời gian phù hợp ở bên phải

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-b trang 69 và mục 2-b trang 72 SGK Lịch sử 10

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình 1 – b; Hình 2 – a; Hình 3 – d; Hình 4 – c; Hình 5 – g; Hình 6 – e.


Bài tập 4

Đáp án câu hỏi Bài tập 4 trang 48 SBT Lịch sử 10

Bài tập 4. Lập bảng thống kê về những thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại theo gợi ý dưới đây

STT

Tên thành tựu

Tên giác giả

Thời điểm ra đời

Quốc gia xuất hiện đầu tiên

Lĩnh vực

Ý nghĩa (tại thời điểm xuất hiện và hiện nay)

1

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-b trang 69 và mục 2-b trang 72 SGK Lịch sử 10

Answer - Lời giải/Đáp án

STT

Tên thành tựu

Tên giác giả

Thời điểm ra đời

Quốc gia xuất hiện đầu tiên

Lĩnh vực

Ý nghĩa (tại thời điểm xuất hiện và hiện nay)

1

Máy tính

Pôn A-len và Bin Gết.

1975

Hoa Kì

Kỹ thuật điện tử

Thúc đẩy quá trình tự động hóa phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ đắc lực con người trong sản xuất và sinh hoạt

2

Internet

Tim Béc-nơ

1990

Hoa Kì

Mạng viễn thông

Giúp việc kết nối thông tin và liên lạc diễn ra trên phạm vi toàn cầu rộng lớn….

3

Rô-bốt

Công ty Hon-đa

2000

Nhật Bản

Trí tuệ nhân tạo

Thúc đẩy quá trình tự động hóa, dây chuyền hóa trong các lĩnh vực sản xuất của con người,…

4

Phóng thành công vệ tinh nhân tạo

Liên Xô

1957

Liên Xô

Khoa học vũ trụ

Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người,…

5

IOT, Big Data,…

Đầu thế kỉ XXI

Từ các nước phát triển đã lan rộng sang toàn thế giới

Công nghệ thông tin

Thúc đẩy sự phát triển của khoa học – công nghệ, đưa con người bước vào kỉ nguyên thông tin,…


Bài tập 5

Hướng dẫn giải câu hỏi Bài tập 5 SBT Lịch sử 10 trang 49.

Bài tập 5. Lau-xơ Sơ-goát, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới có nhận định:

“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, Cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ Cách mạng lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa Vật lí, kỹ thuật số và Sinh học”

Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS dựa vào kiến thức đã học kết hợp với tìm kiếm tư liệu tham khảo (internet, sách báo,…)

Gợi ý đáp án

Ý kiến trên đánh giá chính xác vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với lịch sử nhân loại

- Trước tiên Clau-xơ đã đề cập đến sự phát triển của các cuộc cách mạng trong lịch sử và tác động của nó đối với nền sản xuất của con người.

- Cuộc cách mạng lần thứ tư được ông nhận định đó chính là kế thừa những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba trong đó quan trọng nhất là thành tựu trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực. (…)

- Mạng internet được phát triển đã thu hẹp khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, châu lục, con người với nhau, giúp cho mọi mặt đời sống và sản xuất của con người ngày càng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. (…)

- Sự ra đời của các nhà máy thông minh ứng dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đã giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,… (…)


Bài tập 6

Đáp án câu hỏi Bài tập 6 SBT Lịch sử 10 trang 49

Bài tập 6. Qua việc học tập trên lớp và quan sát đời sống xung quanh, em hãy chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của một phát minh trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Theo em, chúng ta có thể hạn chế được những mặt tiêu cực của các phát minh đó hay không? Hãy lấy ví dụ minh chứng cho quan điểm của em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS dựa vào kiến thức đã học kết hợp với tìm kiếm tư liệu tham khảo (internet, sách báo,…)

Gợi ý đáp án

Điện thoại thông minh là một trong những phát minh nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại và nó có những tác động tích cực, tiêu cực tới cuộc sống con người

- Về mặt tích cực:

+ Điện thoại là phương tiện trao đổi thông tin, liên lạc không thể thiếu của con người.

+ Điện thoại còn giúp con người cập nhật, nắm bắt tình hình tin tức, thông tin trong nước và quốc tế.

+ Trên nhiều lĩnh vực, điện thoại còn là phương tiện lao động chủ yếu của con người.

+ Rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng của con người được lưu trữ trên điện thoại.

(…)

- Về mặt tiêu cực:

+ Điện thoại ảnh hưởng rất lớn đến thế giới quan, nhân sinh quan của con người ngày nay.

+ Phần lớn số người dùng điện thoại dành nhiều thời gian cho việc lướt thông tin trên các trang mạng xã hội, do đó mà thời gian lao động bị giảm đi rất nhiều.

+ Những luồng thông tin tràn lan trên các trang mạng xã hội cũng khiến cho người dùng dễ bị cuốn theo những quan điểm trái chiều, ảnh hưởng xấu đến nhận thức của người dùng (…)

- Chúng ta có thể hạn chế được những mặt tiêu cực của điện thoại đến cuộc sống con người:

Ví dụ: Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, tiếp nhận các thông tin chính thống trên internet,…