Câu hỏi/bài tập:
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 dưới đây.
1. Địa hình chủ yếu của Hy Lạp thời cổ đại là
A. đồi núi, đất đai khô cằn.
B. ven biển bằng phẳng.
C. các cao nguyên bằng phẳng.
D. ven các con sông lớn được phù sa bồi đắp.
Xem lại mục 1-a SGK Lịch sử 10 trang 48.
- Địa hình Hy Lạp – La Mã cổ đại có đặc điểm là địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ.
=> Chọn A.
2. Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp thời cổ đại thuận lợi cho việc trồng cây nào?
A. Lúa nước.
C. Các loại hoa.
B. Nho, ô liu.
D. Hoa màu.
Xem lại mục 1-a SGK Lịch sử 10 trang 48.
- Địa hình Hy Lạp – La Mã cổ đại chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô-liu,…
=> Chọn B.
3. Vị trí địa lý và địa hình của Hy Lạp cổ đại tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào?
A. Đóng tàu, thuyền.
B. Nghề thủ công.
C. Thương mại đường biển gắn với các hải cảng.
D. Nông nghiệp.
Xem lại mục 1-a SGK Lịch sử 10 trang 49.
- Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển.
=> Chọn C.
4. Điều kiện tự nhiên nào của La Mã cổ đại thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi?
A. Đồng bằng màu mỡ ở các thung lũng sông, có những đồng cỏ.
B. Các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng.
C. Các vùng đồi núi rộng lớn xen kẽ với đồng bằng.
D. Đồng bằng ven biển.
B1: Xem lại mục 1-a SGK Lịch sử 10 trang 48.
B2: Liên hệ kiến thức ở bài 10 trong chương trình Lịch sử - địa lý 6.
- Hy Lạp – La Mã cổ đại có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Lãnh thổ La Mã cổ đại được mở rộng ở cả ba châu lục với nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn (kiến thức phần lịch sử 6).
Advertisements (Quảng cáo)
=> Chọn A.
5. La Mã cổ đại có thuận lợi nào để phát triển thủ công nghiệp?
A. Có đường bờ biển dài, kín gió thuận lợi xây dựng các cảng biển.
B. Có nhiều thung lũng để xây dựng các xưởng thủ công.
C. Trong lòng đất chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim.
D. Nhiều đất để phát triển nghề gốm.
Xem lại mục 1-a SGK Lịch sử 10 trang 48.
- Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,… tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.
=> Chọn C.
6. Tổ chức nhà nước Hy Lạp cổ đại là
A. tiểu quốc.
C. nhà nước chuyên chế.
B. thành bang.
D. lãnh địa.
Xem lại mục 1-a SGK Lịch sử 10 trang 49.
- Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên.
- Trong các thế kỉ VIII – IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.
=> Chọn B.
7. Về chữ viết, người Hy Lạp – La Mã cổ đại đã sáng tạo ra
A. chữ La-tinh.
C. hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.
B. chữ La Mã.
D. hệ thống chữ số.
Xem lại mục 1-b SGK Lịch sử 10 trang 50.
- Người Hy Lạp đã xây dựng bảng chữ cái ghi âm của mình từ khoảng thế kỉ IX – VIII TCN.
- Đến khoảng cuối thế kỉ IV TCN, bảng chữ cái Hy Lạp được hoàn thiện với 24 chữ cái.
=> Chọn C.
8. Về văn học, người Hy Lạp cổ đại đã sáng tạo ra những tác phẩm nổi tiếng nào?
A. Bộ sử thi I-li-át.
C. Nhiều vở kịch của tác giả Ê-sin.
B. Bộ sử thi Ô-đi-xê.
D. Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.
Xem lại mục 1-b SGK Lịch sử 10 trang 51.
- Đặt nền móng cho văn học Hy Lạp – La Mã cổ đại là hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.
=> Chọn D.