Câu hỏi/bài tập:
BÀI TẬP 7.
7.1. Khai thác tư liệu sau giúp em nhận thức được điều gì về nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Hãy lấy dẫn chứng từ tư liệu chứng minh cho điều em nhận thức được.
Đọc lại mục 1 SGK Lịch sử 10.
Qua khai thác tư liệu em biết được:
- Đặc trưng nổi bật của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc (dẫn chứng: đây thực chất là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước… nhà nước phôi thai).
- Giá trị, ý nghĩa của nền văn minh đó (dẫn chứng: chứng tỏ một trình độ phát triển khá cao, xác lập lối sống…quốc gia dân tộc sau đó)
- Trống đồng là một loại nhạc khí dùng trong các tế lễ như cầu mưa, lễ đưa ma, trong hội hè, là vật tượng trưng cho uy quyền của tù trưởng, thủ lĩnh; đây là vật tùy táng, chôn theo người chết,… Trống đồng là kết tinh sản phẩm lao động, sự sáng tạo của cư dân Việt Nam.
Advertisements (Quảng cáo)
7. 2. Trình bày quan điểm của em về nhận định sau:
Ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng.
HS dựa vào kiến thức đã học về ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam để đưa ra lập luận, lý lẽ và dẫn chứng chứng minh cho tính thống nhất và đa dạng của ba nền văn minh cổ.
Gợi ý giải:
Nhận định trên là hoàn toàn chính xác
- Trước khi lãnh thổ Việt Nam được mở rộng, thống nhất và hoàn chỉnh dưới thời Nguyễn thì đã hình thành 3 nền văn minh, văn hóa ở những khu vực khác nhau, đó chính là văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam.
- Mỗi nền văn minh có những đặc trưng riêng biệt, những thành tựu khác nhau cùng với đó đều có những tác động đến sự phát triển của lịch sử phát triển của văn minh Việt Nam nói chung.
- Tuy nhiên sự khác biệt, những nét độc đáo và bản sắc riêng của từng nền văn minh trong lãnh thổ Việt Nam không tạo ra sự đối lập, phân hóa thậm chí bài trừ lẫn nhau mà có sự thống nhất trong sự đa dạng để góp phần vào nền văn hóa chung, đa dạng của Việt Nam (…)