Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi bài tập 1 trang 15 SBT Lịch sử 10: Ý...

Câu hỏi bài tập 1 trang 15 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao Sử học là một khoa học có tính liên ngành?...

Đọc mục 1 bài 3 trang 20 SGK. Hướng dẫn giải Câu hỏi bài tập 1 trang 15 SBT Lịch sử 10 - Bài 3. Sử học với các lĩnh vực khoa học - SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 dưới đây.

1. Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao Sử học là một khoa học có tính liên ngành?

A. Vì Sử học là môn khoa học cơ bản, chi phối các môn khoa học khác.

B. Vì Sử học nghiên cứu về đời sống của loài người trong quá khứ với nhiều lĩnh vực khác nhau.

C. Vì Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác trong nghiên cứu.

D. Cần ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ để tăng cường chất lượng và hiệu quả nghiên cứu lịch sử.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1 bài 3 trang 20 SGK.

Answer - Lời giải/Đáp án

Sử học – môn khoa học có tính liên ngành:

- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên tất cả các lĩnh vực… => B đúng.

- Trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu…=> C đúng.

- Ngày nay với sự phát triển của khoa học – công nghệ, các ngành khoa học đều có khả năng ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ để rút ngắn thời gian nghiên cứu, tăng cường chất lượng và hiệu quả cho công việc. Việc áp dụng khoa học – công nghệ là vô cùng cần thiết cho tất cả các ngành, nghề kể cả nghiên cứu lịch sử => D đúng.

=> Chọn A.

2. Khai thác các tư liệu 1, 2, 3 (Lịch sử 10, trang 20 – 21) và cho biết: Các tư liệu đó là kết quả của việc ứng dụng tri thức/phương pháp nghiên cứu của ngành nào?

2.1. Tư liệu 1:

A. Địa chất học.B. Địa lý học. C. Khảo cổ học.D. Công nghệ viễn thám.

2.2. Tư liệu 2:

A. Hóa học.B. Địa lý học. C. Khảo cổ học.D. Sinh học.

2.3. Tư liệu 3:

A. Hoa học.B. Vật lý học.C. Toán học. D. Tin học.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS dựa vào SGK quan sát các tư liệu và trả lời

Answer - Lời giải/Đáp án

Tư liệu 1:

Nội dung được thể hiện trên bản đồ địa lý => Chọn B.

Tư liệu 2:

Bảng niên đại các mẫu di vật được khai quật trong nền văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Các di vật được xác định thời gian tồn tại thông qua phân tích đồng vị phóng xạ các-bon C14. => chọn A.

Tư liệt 3:

Ruộng đất công và ruộng đất tư được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm => Chọn C.

3. Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?

A. Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn.

B. Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học.

C. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều.

D. Sử học và các ngành khoa học xã hội nhân văn phát triển độc lập với nhau.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2 trang 21 SGK.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều. => chọn C.

4. Khai thác tư liệu 4 (Lịch sử 10, trang 22) và cho biết sự kiện lịch sử nào được phản ánh thông qua Hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái (thế kỉ XVIII)?

A. Quân Tây Sơn tấn công ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh.

B. Lê Chiêu Thống cầu viện nước ngoài chống lại quân Tây Sơn.

C. Quân Tây Sơn đánh thắng trận Ngọc Hồi, rồi tiến vào giải phóng Thăng Long; quân giặc phải rút chạy.

D. Phong trào nông dân Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc tư liệu 4 trong mục 2-a trang 22 SGK.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Căn cứ vào nội dung tiêu đề của Hồi 14 => Chọn C.

5. Khai thác thông tin về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (Lịch sử 10, trang 19) cho thấy: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

A. Địa chất học, Cổ sinh học, Sử học, Khảo cổ học…

B. Văn học, Triết học, Tâm lý học.

C. Toán học, Hóa học, Vật lý.

D. Khảo cổ học, Toán học, Hóa học.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục thông tin đầu bài 3 trang 19 SGK.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Loại ý C vì đều là những ngành thuộc khoa học tự nhiên.

- Loại D có 2 ý là Toán học, Hóa học thuộc ngành khoa học tư nhiên.

- Loại B vì không có ngành Sử học.

=> Chọn A.

6. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của Sử học.

B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.

C. Sử học xem xét, làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.

D. Sử học đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 3-a trang 23 SGK.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:

- Khoa học tự nhiên và công nghệ cùng là đối tượng nghiên cứu của Sử học => A đúng.

- Sử học không đi sâu vào nội dung của các khoa học tự nhiên và công nghệ, mà chủ yếu chỉ xem xét nó ở góc độ lịch sử. Ví dụ: thành tựu của ngành ấy ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào? Tác dụng, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển xã hội ra sao? Nó phản ánh lịch sử xã hội lúc bấy giờ thế nào? => C, D đúng.

=> Chọn B.

7. Ý nào không đúng về vai trò của Sử học đối với sự ra đời của các tác phẩm được đề cập đến trong hình bên và các ngành khoa học liên quan?

A. Các phương pháp cơ bản của Sử học được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đối tượng, hình thành nên tác phẩm.

B. Phục dựng lịch sử phát triển một số ngành/vấn đề khoa học tự nhiên ở các mức độ khác nhau.

C. Sử học có vai trò quyết định sự phát triển của ngành Toán học và Hóa học.

D. Sử học góp phần chỉ ra những thành tựu để kế thừa và phát triển, kể cả những bài học kinh nghiệm, những sai lầm cần tránh trong lịch sử nghiên cứu của ngành.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tham khảo mục 3-a trang 23, 24 SGK.

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo nội dung mục 3-a trang 23 SGK => A, B, D đúng.

=> Chọn C.

8. Ý nào không phù hợp về tác dụng của việc tái hiện lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Giúp làm rõ các vấn đề thuộc các ngành đó đã từng được đặt ra và giải quyết như thế nào.

B. Giúp các nhà khoa học không lặp lại sai lầm của những người đi trước.

C. Giúp các nhà khoa học có thể kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của những người đi trước.

D. Đưa đến sự ra đời của nhiều phát minh mới.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tham khảo mục 3-a trang 24 SGK.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Việc tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó hiểu rõ các vấn đề đã từng được các nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào. => A đúng

- Việc này giúp các nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước, lại có thể kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước. => B, C đúng

=> Chọn D.