Câu hỏi/bài tập:
Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục, khi bị phân cắt bởi enzyme thích hợp sẽ trở nên trong hơn. Ở điều kiện 37 độ C, có 8 ống nghiệm sau với tỉ lệ các chất và thời gian thích hợp. Hãy xác định kết quả và giải thích.
- Ống 1: Tinh bột + nước bọt + iodine.
- Ống 2: Tinh bột + nước cất + iodine.
- Ống 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi + iodine.
- Ống 4: Tinh bột + nước bọt + HCl + iodine
- Ống 5: Tinh bột + dịch vị iodine.
- Ống 6: Nước thịt + dịch vị.
- Ống 7: Nước thịt + dịch vị + KOH.
- Ống 8: Nước thịt + nước bọt.
Trong ống tiêu hóa của con người có 2 loại enzyme là amylase ở khoang miệng và enzyme pepsin ở dạ dày.
Advertisements (Quảng cáo)
Hai loại enzyme này đều hoạt động tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ cơ thể (khoảng 37 độ C), nhưng lại có độ pH thích hợp khác nhau:
Enzyme amylase xúc tác phản ứng phân giải tinh bột ở khoang miệng thành maltose khi điều kiện pH = 7
Enzyme pepsin xúc tác phản ứng phân giải chuỗi protein phức tạp thành từng chuỗi polipeptide ngắn ở dạ dày khi điều kiện pH = 2.
Ống 1: Không có màu xanh tím, do tinh bột bị phân giải bởi amylase nên không phản ứng với iodine.
Ống 2: Có màu xanh tím, do không có enzyme amylase phân giải tinh bột -> tinh bột phản ứng với iodine.
Ống 3: Có màu xanh tím, do nhiệt độ làm biến tính enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải.
Ống 4: Có màu xanh tím, do enzyme không hoạt động trong môi trường acid nên tinh bột không bị phân giải.
Ống 5: Có màu xanh tím, do dịch vị không có enzyme amylase nên tinh bột không bị phân giải.
Ống 6: Nước trong hơn, vì dịch vị có enzyme pepsin phân giải protein.
Ống 7: Vẩn đục, vì enzyme pepsin không hoạt động trong môi trường kiềm => protein không bị phân giải.
Ống 8: Vẩn đục, vì nước bọt không có enzyme pepsinh => protein không bị phân giải.