Câu hỏi/bài tập:
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Láy ba ống nghiệm đánh số thứ tự từ 1 đến 3, cho vào mỗi ống nghiệm 2 mL dung dịch tinh bột 1%. Đặt ống 1 vào tử ấm 40 độ C; ống 2 đặt vào trong nước đá; ống 3 nhỏ vào 1 mL dung dịch HCl 5%. Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 5 mL dung dịch amylase nước bọt pha loãng và để ở nhiệt độ phòng trong thời gian 5 phút.
- Tiếp tục lấy hai ống đánh số 4, 5; mỗi ống đều cho 1 mL amylase nước bọt pha loãng. Ống 4 cho thêm 1 mL NaCl 1%, ống 5 cho thêm 1 mL CuSO4 1%; lắc đều hai ống trong 10 phút. Sau đó bổ sung 1 mL dung dịch tinh bột 0,5% vào mỗi ống, lắc đều rồi để yên 5 phút.
- Nhỏ một giọt dung dịch iodine 0,3% vào mỗi ống nghiệm.
Những ống nào cho màu xanh tím? Giải thích.
Advertisements (Quảng cáo)
Những ống nghiệm cho màu xanh tím: 2, 3, 5.
- Hiện tượng xảy ra:
+ Ống 1: Ở 40 độ C là nhiệt độ tối ưu cho enzyme hoạt dodingj -> hoạt tính amylase gần như tối đa, tinh bột bị phân giải tành maltose và glucose -> không có màu xanh tím khi cho iodine.
+ Ống 2: Nhiệt độ thấp làm hoạt tính amylase giảm mạnh nhưng không mất hẳn, do đó một lượng nhỏ tinh bột vẫn chưa bị phân giải, cho iodine vào sẽ bắt màu xanh tím nhưng nhạt.
+ Ống 3: Điều kiện pH thấp làm amylase mất hoạt tính, do đó tinh bột không bị phân giải -> có màu xanh tím khi cho iodine.
+ Ống 4: Có NaCl là muối kim loại kiềm nên đã hoạt hóa hoạt tính của amylase -> tăng cường phân giải tinh bột -> không có phản ứng màu đặc trưng với iodine -> không có màu xanh tím.
+ Ống 5: Bổ sung CuSO4 là muối kim loại nặng, kìm hãm hoạt tính của amylase -> enzyne không phân giải tinh bột -> có màu xanh tím với iodine.