Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Vẽ sơ đồ thể hiện luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Văn bản Chiếu cầu hiền được viết ra để làm gì? Xác định quan điểm của Ngô Thì Nhậm trong bài chiếu.
Đọc văn bản, vẽ sơ đồ luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Xác định mục đích viết, quan điểm của tác giả.
- Chiếu cầu hiền được viết ra nhằm mục đích thuyết phục sĩ phu Bắc Hà tin vào những dự định xây dựng đất nước của vua Quang Trung, từ đó hợp tác, phục vụ cho triều đình mới.
- Quan điểm của Ngô Thì Nhậm trong bài chiếu: Bối cảnh lúc bấy giờ đã khác, đất nước nhân dân đang cần, người hiền tài nên ra sức cống hiến để giúp vua trị nước cứu đời.
Câu 2
Bạn hãy tìm hiểu quan niệm của người xưa về vai trò, trách nhiệm của kẻ sĩ với vua, với đất nước. Từ đó, bạn hãy lí giải nguyên nhân Ngô Thì Nhậm triển khai luận điểm đầu tiên trong bài chiếu.
Đọc văn bản và lí giải nguyên nhân tác giả triển khai luận điểm đầu tiên.
- Quan niệm của người xưa về vai trò, trách nhiệm của kẻ sĩ với vua, với nước: Trách nhiệm thiêng liêng của kẻ sĩ (người trí thức theo Nho học) đó là gánh vác đất nước, non sông, giúp vua “kinh bang tế thế” để trả món nợ công danh, thực hiện lí tưởng của chí nam nhi trong xã hội. Đã là kẻ sĩ xuất thân từ chốn cửa Khổng sân Trình thì không thể khước từ trách nhiệm lớn lao, cao cả ấy.
- Ngô Thì Nhậm triển khai luận điểm đầu tiên trong bài chiếu là để nhắc nhở kẻ sĩ Bắc Hà về trách nhiệm của hiền tài với vua, với nước, từ đó gọi thức tinh thần trách nhiệm để thuyết phục họ giúp vua, giúp nước.
Câu 3
Theo bạn, trình tự các luận điểm trong bài Chiếu cầu hiền có thay đổi được hay không? Từ đó, hãy nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm của tác giả.
Advertisements (Quảng cáo)
Đưa ra nhận xét và lí giải hợp lí và cách sắp xếp luận điểm.
- Trình tự các luận điểm trong bài Chiếu cầu hiền không thể thay đổi được, bởi vì luận điểm trước chính là cơ sở, nền tảng lập luận cho luận điểm sau. Cụ thể: Luận điểm 1 nêu lên cơ sở về tư tưởng, có tác dụng gọi thức tinh thần trách nhiệm của hiền tài với vua, với đất nước. Đó là nền tảng để triển khai luận điểm 2. Trình bày những cơ sở thực tiễn, giúp hiền tài nhận ra tình hình hiện tại của đất nước để quyết tâm cống hiến, hoặc không còn tâm lí e ngại. Từ luận điểm 1 và luận điểm 2, tác giả mới có thể thuận lời trình bày luận điểm 3 nêu rõ đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
- Như vậy, cách sắp xếp luận điểm của bài Chiếu cầu hiền rất hợp lí, thuyết phục. Cách sắp xếp của bài chiếu đi từ cơ sở tư tưởng đến cơ sở thực tiễn, đến lời kêu gọi, vừa tác động vào nhận thức, vừa tác động vào tình cảm để thuyết phục hiền tài ra giúp nước.
Câu 4
Xác định một số yếu tố biểu cảm trong bài Chiếu cầu hiền và nêu tác dụng của các yếu tố biểu cảm ấy.
Đọc văn bản và xác định một số yếu tố biểu cảm trong bài.
- Một số yếu tố biểu cảm trong văn bản: hình ảnh so sánh (người hiền như sao sáng trên cao); cấu trúc điệp, liệt kê; câu hỏi tu từ, các từ chỉ cảm xúc, giọng điệu chân thành, tha thiết; lời đối thoại với người đọc; …
- Tác dụng của các yếu tố biểu cảm: cho thấy tình cảm của nhân vật “trẫm” (trân trọng người tài, lo nghĩ cho tình hình đất nước, tha thiết kêu gọi người tài ra giúp nước). Từ đó, tác động vào tình cảm của người đọc, giúp thực hiện mục đích của văn bản là thuyết phục người tài ra giúp nước.
Câu 5
Từ bài Chiếu cầu hiền, bạn có suy nghĩ gì về vai trò của hiền tài trong xã hội xưa và nay? Hãy nêu một số ví dụ về người hiền tài có đóng góp, cống hiến cho xã hội mà bạn ấn tượng sâu sắc.
Nêu suy nghĩ của mình và đưa ra lí giải hợp lí.
- Dù ở thời đại nào thì “hiền tài” vẫn luôn là những con người quan trọng và tạo nên những giá trị tích cực cho xã hội, cho đất nước, giúp cho đất nước ngày càng phồn thịnh, phát triển hơn.
- Một số tấm gương về những người hiền tài: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, GS. TS Ngô Bảo Châu,…