Trang chủ Lớp 10 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo Bài Viết trang 46 SBT Văn 10 – Chân trời sáng tạo...

Bài Viết trang 46 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo tập 2: Tự đánh giá....

Giải bài Viết trang 46 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo tập 2 - Bài Viết trang 46 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo tập 2, Bài 8. Đất nước và con người (truyện) - SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo: Dùng mẫu Bảng kiểm kĩ năng viết bài phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch để đánh giá văn bản “Thực tế và mộng tưởng trong Cô bé bán diêm (Andersen)” (Bài 8)

Câu 1

Dùng mẫu Bảng kiểm kĩ năng viết bài phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch để đánh giá văn bản “Thực tế và mộng tưởng trong Cô bé bán diêm (Andersen)” (Bài 8)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tự đánh giá.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các phần và yêu cầu về diễn đạt

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Giới thiệu tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)

X

 

Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá

X

 

Thân bài

Xác định chủ đề của tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

X

 

Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

X

 

Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch sát với đặc trưng thể loại

X

 

Đánh giá tác phẩm của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

X

 

Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm

X

 

Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy từ tác phẩm

X

 

Kết bài

Khẳng định lại một cách khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm

X

 

Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm

X

 

Advertisements (Quảng cáo)

Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài

X

 

Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ và đảm bảo mạch lạc cho bài viết

X

 

Câu 2

Đọc đề bài dưới đây:

Đề bài: Viết bài phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một trong những tác phẩm sau:

- Trích đoạn màn Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, tuồng đồ) [1]

- Đất rừng phương Nam (trích) [2]

- Tôi thích làm vua [3]

Bạn hãy:

a. Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc mà bài viết hướng tới.

b. Tìm ý, lập dàn ý cho bài viết; kiểm tra về tính hợp lí của dàn ý (trao đổi với bạn cùng nhóm nếu có điều kiện) và chỉnh sửa, hoàn tất dàn ý của mình.

c. Dựa vào dàn ý, viết đoạn mở bài và một trong số các đoạn thuộc phần thân bài; tự đánh giá, chỉnh sửa các đoạn văn đã viết (sử dụng bảng kiểm kĩ năng viết bài đánh giá, phân tích đã sử dụng ở câu 1);

d. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết.

đ. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm (sử dụng bảng kiểm kĩ năng viết bài đánh giá, phân tích đã sử dụng ở câu 1).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ yêu cầu đề và thực hiện nhiệm vụ.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Lựa chọn đề bài: Viết bài phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật trong văn bản Đất rừng phương Nam (trích)

b. Lập dàn ý:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả.

- Nêu các giá trị sẽ phân tích, đánh giá.

* Thân bài  

- Luận điểm 1. Chủ đề của văn bản: trí tuệ và sự thông minh của người dân Nam Bộ trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tìm những dẫn chứng để chứng minh chủ đề này như: cách thức gác kèo ong, cách thức lấy mật ong, …

- Luận điểm 2. Những điểm đặc sắc về hình thức nghệ thuật: cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật, cách miêu tả phong cảnh. Ở mỗi ý nhỏ cần có những dẫn chứng cụ thể để chứng minh.

* Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của văn bản và nêu tác động của văn bản đối với bạn.

c. Dựa vào dàn ý, viết đoạn mở bài và một trong số các đoạn thuộc phần thân bài; tự đánh giá, chỉnh sửa các đoạn văn đã viết (sử dụng bảng kiểm kĩ năng viết bài đánh giá, phân tích đã sử dụng ở câu 1).

Trong tác phẩm, Đoàn Giỏi đã sử dụng theo ngôi thứ nhất, hóa thân chân thật về cả tính cách lẫn cảm xúc của An. Cậu bé Nguyễn An sống cùng với cha mẹ tại thành phố những ngày sau ngày độc lập 2/9/1945. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Trong những chi tiết này, tác giả đã miêu tả một cách chân thực hoàn cảnh và cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta lúc chạy trốn giặc Pháp, khiến cho một đứa bé lớn lên trong hòa bình, độc lập như em cũng phải xót xa cho những thiếu thốn, thiệt thòi của nhân dân ta khi chiến tranh. Tác giả đã gợi cho em hình ảnh của những con người kiên cường, họ đã phải rời bỏ quê hương để chạy thoát khỏi tay bọn giặc Pháp. 

d. Bài viết tham khảo:

Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé An. Lấy bối cnahr là vùng đất miền Tây Nam Bộ, nơi có những con người hiếu khách, yêu nước, kiên cường, bất khuất vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay lại xâm chiếm Nam Bộ. Tác phẩm đã để lại cho em biết bao những suy nghĩ về vùng đất phương Nam thân yêu. 

Trong tác phẩm, Đoàn Giỏi đã sử dụng theo ngôi thứ nhất, hóa thân chân thật về cả tính cách lẫn cảm xúc của An. Cậu bé Nguyễn An sống cùng với cha mẹ tại thành phố những ngày sau ngày độc lập 2/9/1945. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Trong những chi tiết này, tác giả đã miêu tả một cách chân thực hoàn cảnh và cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta lúc chạy trốn giặc Pháp, khiến cho một đứa bé lớn lên trong hòa bình, độc lập như em cũng phải xót xa cho những thiếu thốn, thiệt thòi của nhân dân ta khi chiến tranh. Tác giả đã gợi cho em hình ảnh của những con người kiên cường, họ đã phải rời bỏ quê hương để chạy thoát khỏi tay bọn giặc Pháp. 

 Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang. Trong những tháng ngày lưu lạc nơi đất khách quê người, tác giả đã dùng tài năng của mình để gợi tả một cách chân thật quang cảnh và những sản vật trù phú của rừng U Minh và vùng đất Cà Mau. Từng nghề nghiệp, ánh mắt, cách ăn nói, chào mời; những chi tiết thể hiện sự trù phú về động và thực vật nơi đây của người dân nơi đây được tác giả vẽ lại thật chân thật và đầy cảm xúc; khiến cho chúng ta dù chỉ cần đọc quyển sách này cũng có thể hình dung ra quang cảnh tươi đẹp và trú phú ấy. Sau khi được bà Tư Béo, chủ một quán rượu nơi đây nhận nuôi, An đã vô tình biết được vợ chồng Tư Mắm là Việt gian, chúng biết được và đốt quán bà Tư Béo, còn An đã may mắn chạy thoát và được một gia đình người đàn ông bán rắn tốt bụng nhận nuôi. 

 Trong khoảng thời gian sống cùng gia đình của ông bán rắn, An đã học tập đươc rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức chỉ có người dân ở đây lưu truyền với nhau, trong sách vở ở thành phố mà An theo học không hề nhắc đến. Trong hững cuộc đi bắt rắn giữa An và gia đình, tác giả đã cho em nhìn thấy được sự dũng cảm, sự kiên nhẫn của những người làm nghề này. Từng cách bắt mồi nhử, cách móc mồi, cách... đuổi muỗi, sự chờ đợi, kiên nhẫn và quang cảnh của rừng U Minh vào ban đêm đã được hiện lên thật sắc nét dưới từng con chữ của tác giả. Còn trong những lần đi lấy mật ong, quyển sách đã mang lại cho em những hình ảnh chân thật nhất về cách dựa vào hướng gió, địa điểm, thời tiết mà đoán chỗ  ong mật làm tổ để gác kèo lấy mật. Còn trong lần An chạm trán với hổ, em đã có thể phần nào hình dung ra sự hoang sơ, sự hoang dã của thiên nhiên rừng U Minh.   
           Sau khi chú Võ Tòng hi sinh vì phục kích giặc, gia đình bố nuôi An phải di cư đến nơi khác cùng người dân trong làng. Đến chợ Năm Căn. Tiếp tục sử dụng ngôi kể của mình, tác giả lại khiến cho đọc giả cảm giác thích thú say mê trước quang cảnh vui nhộn nhưng cũng không kém phần êm đềm. Cái quang cảnh tấp nập, người mua kẻ lại lại viển vông trong đầu em, nghĩ lung tung như muốn nhảy vào quyển sách để thăm thú cái nơi ấy. Rừng đước trù phú kia đang ôm lấy những con người chân chất của đất Cà Mau...
          Kết thúc truyện, là cái lúc mà tất cả người dân đứng lên, đã sẵn sàng cho cái tư tưởng chiến đấu của họ, lý trí bất khuất cùng lòng dũng cảm, đứng hẳn lên, trên tay phất cao lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, bắt đầu cuộc chiếng với quân địch, quân Pháp xâm lăng.  Chỉ biết một điều, cái kết thúc dang dở thế này, kháng chiến của nhân dân ta nhất định thắng lợi. Bởi con người Việt Nam không bao giờ khiếp sợ trước quân thù, họ luôn đấu tranh để giành lại độc lập tự do vì trong họ luôn luôn tồn tại một tinh thần kiên cường, bất khuất

 Em cũng muốn cảm ơn tác giả Đoàn Giỏi đã gửi đến trái tim em những trái tim đẹp đẽ và quả cảm của con người trên vùng đất tận cùng của hình chữ S. Qua cách dùng từ điêu luyện; sự miêu tả chân thật trong từng chi tiết, cảm xúc; sự tâm huyết của tác giả Đoàn Giỏi, quyển sách đã mang lại cho người đọc không chỉ là sự trù phú của thiên nhiên Cà Mau, mà còn là cảm xúc tự hào về tinh thần cao đẹp chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Đó là một cảm xúc mà em sẽ luôn nhớ đến và tự hào.

đ. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Advertisements (Quảng cáo)