Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Chân trời sáng tạo Bài 1. Khái quát về môn Vật lý trang 5, 6, 7...

Bài 1. Khái quát về môn Vật lý trang 5, 6, 7 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?...

Vận dụng kiến thức về đối tượng nghiên cứu của SGK Vật lý. Lời giải bài tập, câu hỏi Trắc nghiệm: 1.1, 1.2, 1.3; Tự luận: 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 - Bài 1. Khái quát về môn SGK Vật lý trang 5, 6, 7 SBT SGK Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - Chương 1. Mở đầu. Đối tượng nghiên cứu của SGK Vật lý là gì?...

Trắc nghiệm 1.1

Đối tượng nghiên cứu của Vật lý là gì?

A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất

B. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng

C. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng

D. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về đối tượng nghiên cứu của Vật lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đối tượng nghiên cứu của Vật lí: các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

=> Chọn C.


Trắc nghiệm 1.2

Ghép các ứng dụng vật lý ở cột bên phải với các lĩnh vực nghề nghiệp trong cuộc sống tương ứng ở cột bên trái (một lĩnh vực nghề nghiệp có thể có nhiều ứng dụng vật lý liên quan)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của vật lý đến một số lĩnh vực trong đời sống và kỹ thuật.

Answer - Lời giải/Đáp án

1 – D; 2 – A, H; 3 – B, F; 4 – A, E; 5 -C, G.


Trắc nghiệm 1.3

Sắp xếp các bước tiến hành quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:

(1) Phân tích số liệu.

(2) Quan sát, xác định đối tượng cần nghiên cứu.

(3) Thiết kế, xây dựng mô hình kiểm chứng giả thuyết.

(4) Đề xuất giả thuyết nghiên cứu.

(5) Rút ra kết luận.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về tìm hiểu Phương pháp giải nghiên cứu của Vật lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

Quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lý ở mức độ đơn giản:

B1: Quan sát, xác định đối tượng cần nghiên cứu.

B2: Đề xuất giả thuyết nghiên cứu.

B3: Xây dựng mô hình (Mô hình lý thuyết / Phương án thí nghiệm).

B4: Phân tích số liệu.

B5: Rút ra kết luận.

Đáp án: (2) – (4) – (3) – (1) – (5).


Tự luận 1.1

Ở chương trình trung học cơ sở, em đã được học về chủ đề Âm thanh. Vậy, em hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của Vật lý trong nội dung chủ đề này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về đối tượng nghiên cứu của Vật lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đối tượng nghiên cứu của Vật lý trong chủ đề Âm thanh:Các tính chất của âm thanh


Tự luận 1.2

Khi chiếu sáng đến gương, ta quan sát thấy ánh sáng bị gương hắt trở lại môi trường cũ. Thực hiện những khảo sát chi tiết, ta có thể rút ra kết luận về nội dung định luật phản xạ ánh sáng như sau:

Advertisements (Quảng cáo)

- Khi ánh sáng bị phản xạ, tia phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.

- Góc phản xạ sẽ bằng góc tới.

Hãy xác định đối tượng nghiên cứu và Phương pháp giải nghiên cứu trong khảo sát trên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về đối tượng nghiên cứu và Phương pháp giải nghiên cứu Vật lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Đối tượng nghiên cứu: Sự truyền ánh sáng khi đến mặt gương.

- Phương pháp giải nghiên cứu: Phương pháp giải thực nghiệm.


Tự luận 1.3

Việc vận dụng các định luật vật lý rất đa dạng và phong phú trong đời sống. Em hãy trình bày một số ví dụ chứng tỏ việc vận dụng các định luật vật lý vào cuộc sống.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về ứng dụng của Vật lý trong cuộc sống.

Answer - Lời giải/Đáp án

Học sinh có thể kể ra một số ứng dụng mà các em biết:

- Vị trí mà ta nhìn thấy con cá nằm ở dưới nước không phải là vị trí thật của nó.

- Khi trời mưa thì không nên trú gốc cây, tránh sấm sét.

- Không dùng tay còn ướt để cắm điện.

- Trong các tai nạn giao thông, phương tiện nào có khối lượng càng nặng và đi với vận tốc càng lớn thì thiệt hại càng nặng.

- Đi ngoài trời nắng thì không nên mặc áo màu tối, vì màu tối hấp thụ nhiều bức xạ nhiệt từ Mặt Trời.

- Không nên ra đường vào lúc trời nắng gắt vì có thể gây bỏng da, rát da do tác hại của ánh sáng mặt trời.


Tự luận 1.4

Nhiều nhận định cho rằng: “Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, bên cạnh việc chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao thì con người cũng ngày càng đối diện với nhiều nguy hiểm”. Em có ý kiến như thế nào về nhận định này? Bằng những hiểu biết Vật lý của mình, em hãy nêu các dẫn chứng cụ thể.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về ứng dụng của Vật lý trong cuộc sống.

Answer - Lời giải/Đáp án

Em hoàn toàn đồng ý với nhận định này.

- Chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng lên: nhiều thiết bị chăm sóc sức khỏe, làm đẹp tại nhà; các thiết bị điện tự động hoặc điều khiển từ xa; sự xuất hiện của mạng Internet; vật dụng hiện đại trong nhà như nồi cơm điện, bếp điện, máy hút bụi (điều khiển hoặc tự động), … giúp cuộc sống con người tiện nghi hơn.

- Các nguy hiểm có thể có: rủi ro về điện như giật, cháy nổ…; rủi ro phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân; vấn nạn ô nhiễm môi trường; nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân; …


Tự luận 1.5

Ở những nơi nhiệt độ thấp (dưới 00C), người ta nhận thấy rằng khi vung cùng một lượng nước nhất định ra không khí thì nước nóng sẽ đông đặc nhanh hơn so với nước lạnh (Hình 1.1). Em hãy xây dựng tiến trình tìm hiểu hiện tượng trên, mô tả cụ thể các bước cần thực hiện, sau đó thực hiện tiến trình vừa xây dựng tại nhà và lưu kết quả thực hiện.

(Lưu ý: Chỉ nên sử dụng nước có nhiệt độ dưới 400C để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về thiết kế phương án thí nghiệm Vật lí.

Answer - Lời giải/Đáp án

Học sinh xây dựng tiến trình 5 bước theo sách giáo khoa, có thể tiến hành theo gợi ý như sau:

B1: Quan sát hiện tượng, xác định đối tượng nghiên cứu:

Hiện tượng cần khảo sát: “Nước nóng sẽ đông đặc nhanh hơn so với nước lạnh.”

Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ ban đầu đến thời gian đông đặc của nước.

B2: Giả thuyết đặt ra: Nước nóng đông đặc nhanh hơn nước lạnh.

B3: Lập phương án thực nghiệm: Khảo sát thời gian đông đặc của hai cốc nước có nhiệt độ khác nhau khi cho vào ngăn đông của tủ lạnh.

B4: Tiến hành thí nghiệm: Pha hai cốc nước (cùng thể tích) có nhiệt độ 50C và 350C. Đặt 2 cốc nước và ngăn đông của tủ lạnh. Quan sát trạng thái đông đặc của hai cốc nước sau mỗi một giờ. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thực nghiệm.

B5: Rút ra kết luận.