Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm 7.7 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 SBT...

Trắc nghiệm 7.7 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 SBT Vật lý 10 - Chân trời sáng tạo: Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1490 m...

Vận dụng kiến thức về mối liên hệ giữa quãng đường, gia tốc. Lời giải Trắc nghiệm 7.7 - Bài 7. Gia tốc - Chuyển động thẳng biến đổi đều trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 - SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1490 m. Xe A chuyển động với tốc độ ban đầu trước khi vào hầm là 60 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 144 km/h2, xe B chuyển động chậm dần đều với gia tốc 120 km/h2 từ lúc bắt đầu chạy vào hầm với tốc độ 55 km/h. Nhận định nào sau đây là đúng về thời gian chuyển động của hai xe trong hầm?

A. Hai xe đi hết hầm Thủ Thiêm cùng một khoảng thời gian.

B. Xe B ra khỏi hầm trước xe A.

C. Xe A ra khỏi hầm trước xe B.

D. Dữ liệu bài toán không đủ kết luận.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về mối liên hệ giữa quãng đường, gia tốc, vận tốc và thời gian của vật đi trong quá trình chuyển động thẳng biến đổi đều: \(S = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Đổi 1490 m = 1,49 km.

Từ công thức \(S = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) ta tính được thời gian 2 xe đi hết hầm Thủ Thiêm như sau:

Thay số vào ta có:

Xe A: \(1,49 = 60t + \frac{1}{2}.\left( { - 144} \right){t^2}\) (1);

Xe B: \(1,49 = 55t + \frac{1}{2}.\left( { - 120} \right){t^2}\) (2)

Giải phương trình (1) ta được: Thời gian xe A đi hết hầm Thủ Thiêm là: t = 0,026 h

Giải phương trình (2) ta được: Thời gian xe B đi hết hầm Thủ Thiêm là: t = 0,028 h

=> Xe A ra khỏi hầm trước xe B.

=> Chọn C

Advertisements (Quảng cáo)