Câu hỏi/bài tập:
Xét một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng. Tốc độ của xe máy tại mỗi thời điểm được ghi lại trong bảng dưới đây.
t (s) |
0 |
5 |
10 |
15 |
20 |
25 |
30 |
v (m/s) |
0 |
15 |
30 |
30 |
20 |
10 |
Advertisements (Quảng cáo) 0 |
a) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của xe máy.
b) Nhận xét tính chất chuyển động của xe máy.
c) Xác định gia tốc của xe máy trong 10 s đầu tiên và trong 15 s cuối cùng.
d) Từ đồ thị vận tốc – thời gian, tính quãng đường mà người này đã đi được 30 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
Vận dụng kiến thức về đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều.
a) Đồ thị vận tốc – thời gian của xe máy.
b) Trong khoảng thời gian từ 0 đến 10 s: Xe chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Trong khoảng thời gian từ 10 s đến 15 s: Xe chuyển động thẳng đều.
Trong khoảng thời gian từ 15 s đến 30 s: Xe chuyển động thẳng chậm dần đều.
c) Trong 10 s đầu tiên, gia tốc \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{30 - 0}}{{10 - 0}} = 3\,m/{s^2}.\)
Trong 15 s cuối cùng, gia tốc \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{0 - 30}}{{30 - 15}} = - 2\,m/{s^2}.\)
d) Quãng đường đi được trong 30 s bằng diện tích giới hạn bởi các đường v(t), v = 0, t = 0, t = 30 s: \(s = \frac{1}{2}.10.30 + \left( {15 - 10} \right).30 + \frac{1}{2}.30.\left( {30 - 15} \right) = 525\left( m \right)\)