Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Bài 1.4 trang 5, 6 SBT Vật lý 10 – Kết nối...

Bài 1.4 trang 5, 6 SBT Vật lý 10 - Kết nối tri thức: Xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?...

So sánh Phương pháp giải thực nghiệm của Galilei với Phương pháp giải nghiên cứu của Aristotle. Gợi ý giải Bài 1.4 - Bài 1. Làm quen với Vật lý trang 5, 6 - SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi

xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?

A. Khoa học chưa phát triển.

B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.

C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.

Advertisements (Quảng cáo)

D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

So sánh Phương pháp giải thực nghiệm của Galilei với Phương pháp giải nghiên cứu của Aristotle.

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ sự quan sát sự rơi của các vật nặng nhẹ khác nhau mà Aristotle cho rằng: “Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, vật càng nặng rơi càng nhanh”. Ồng dùng suy luận để bảo vệ ý kiến của mình. Ông đã lập luận: “Bốn hòn đá buộc lại với nhau, rơi nhanh gấp 4 lần một hòn đá cũng giống như xe kéo bằng bốn con ngựa chạy nhanh gấp 4 lần xe kéo bằng một con ngựa. Vào thời đại đó, khoa học chưa phát triển, Aristotle lại là một nhà bác học rất có uy tín, nên chẳng ai nghi ngờ ý kiến của ông, chẳng ai nghĩ đến việc kiểm tra xem có thực bốn hòn đá buộc lại với nhau rơi nhanh gấp 4 lần một hòn đá hay không. Mãi đến gần 20 thế kỉ sau, Galilei mới kiểm tra xem ý kiến của Aristotle có đúng không bằng Phương pháp giải thực nghiệm. Galilei xác định vấn đề cần tìm hiểu là có đúng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không? Bằng những quan sát hằng ngày về những giọt nước mưa hay những hạt tuyết to hay nhỏ đều rơi xuống như nhau, ông dự đoán: Sự rơi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào vật nặng hay nhẹ. Khác với Aristotle chỉ dừng lại ở suy luận, Galilei đã làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của mình và đã bác bỏ được ý kiến của Aristotle.

Chọn đáp án D