Câu hỏi/bài tập:
Một bình trụ đế nằm ngang diện tích 50 cm chứa 1 Lnước, biết \({\rho _{{H_2}O}}\) = 1 000 kg/m3.
a) Tính độ chênh lệch áp suất giữa đáy bình và mặt thoáng của nước.
b) Tính áp suất ở đáy bình. Biết áp suất của khí quyển là 1,013. 105 Pa.
c) Người ta đặt lên mặt thoáng của nước một pit-tông có khối lượng 2 kg, đường kính bằng đường kính trong của bình. Coi pit-tông có thể trượt không ma sát lên thành bình. Tính áp suất tác dụng lên đáy bình biết g = 9,8 m/s2.
a) Áp dụng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên: ∆p = ρg.∆h.
b) Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng: p = pa + ρ.g.h.
Advertisements (Quảng cáo)
c) Áp suất tác dụng lên đáy bình bằng áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình cộng với áp suất của pít-tông đặt thêm: p’ = p + \(\frac{P}{S}\).
a) Độ cao cột nước trong bình: h = \(\frac{V}{S}\)= 0,2 m.
Áp dụng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên:
∆p = ρg.∆h = 1000.9,8.0,2 = 1960 Pa.
b) Áp suất ở đáy bình là: p = pa + ρ.g.h = 1,013.105 + 1960 = 1,032.105 Pa.
c) Áp suất tác dụng lên đáy bình là:
p’ = p + \(\frac{P}{S}\) = 1,032.105 + \(\frac{{2.9,8}}{{{{50.10}^{ - 4}}}}\)= 1,071.105 Pa.