Câu hỏi/bài tập:
Khi tàu vũ trụ Apollo đổ bộ xuống Mặt Trăng vào ngày 20/7/1969, phi hành gia Neil Armstrong đã được trải nghiệm hiệu ứng hấp dẫn yếu. Ông thực hiện củ nhảy từ bề mặt Mặt Trăng với vận tốc 1,51 m/s và đạt được độ cao 0,7 m. Hãy tính gia tốc trọng trường ở bề mặt Mặt Trăng.
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ở vị trí nhảy và ở độ cao 0,7 m.
Chọn mốc thế năng ở bề mặt Mặt trăng.
Advertisements (Quảng cáo)
Cơ năng của phi hành gia ở vị trí nhảy: W1 = \(\frac{1}{2}m{v^2}\).
Cơ năng của phi hành gia ở độ cao 0,7 m: W2 = mgMT.h.
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có: W1 = W2
ó \(\frac{1}{2}m{v^2}\) = mgMT.h => gMT = \(\frac{{{v^2}}}{{2h}}\)= \(\frac{{1,{{51}^2}}}{{2.0,7}}\)≈ 1,63 m/s2.
Vậy gia tốc trọng trường ở bề mặt Mặt Trăng là 1,63 m/s2.