Vận dụng
1. Vì sao các loại cây trồng cần căn cứ vào thành phần cơ giới của đất ? |
Kết hợp sách giáo khoa trang để trả lời câu hỏi.
Vì các loại cây trồng phù hợp với các loại đất khác nhau; các loại đất khác nhau có các thành phần cơ giới (tính chất và độ phì nhiêu của đất) khác nhau.
2. Ở địa phương em có những các loại đất trồng nào? Người ta thường trồng những loại cây gì trên đất đó? |
Kết hợp sách giáo khoa trang để trả lời câu hỏi.
Ở địa phương em có các loại đất trồng: đất cát, đất thịt và đất sét:
- Đất sét: lúa, bắp cải, súp lơ, khoai tây, khoai lang, bưởi.
- Đất thịt: nhãn, vải, hồng xiêm, mít, bưởi, na, hoa hồng, hoa giấy, súp lơ, bắp cải, dưa chuột, su hào,..
- Đất cát: xà lách, cà rốt, chanh, táo, rau cải xanh, cây hương thảo, cây kinh giới,..
Câu hỏi
Quan sát Hình 4.4 và mô tả cấu tạo của hạt keo đất. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 23 và hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Cấu tạo của hạt keo đất:
Lớp ion khuếch tán
- Lớp ion không di chuyển
- Nhân
- Lớp ion quyết định điện
Luyện tập
Quan sát hình 4.5 và mô tả cơ chế trao đổi ion giữa keo đất và rễ cây |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 23 và hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Cơ chế trao đổi ion giữa keo đất và rễ cây:
- Nhờ tính chất hấp phụ ion mà đất giữ được các dưỡng chất, từ đó hạn chế được sự rửa trôi
- Nhờ hiện tượng trao đổi ion mà các cation đang bị hấp phụ trên bề mặt keo đất chuyển vào dung dịch đất cho cây trồng sử dụng (NH4*, K*, Cat)