Luyện tập
Ngoài các biện pháp chính sử dụng để cải tạo đất mặn kể trên, hiện nay người ta còn sử dụng những biện pháp nào khác? Mô tả các biện pháp đó. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 29 để trả lời câu hỏi.
Ngoài các biện pháp chính sử dụng để cải tạo đất mặn kể trên, hiện nay người ta còn sử dụng biện pháp:
- Biện pháp luân canh: có thể giảm diện tích lúa 2-3 vụ/năm sang trồng lúa 1 vụ luân canh với nuôi tôm hoặc nuôi trồng thủy sản trong thời gian nhiễm mặn để đem lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định cho nông dân.
-Sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp như cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng.
Vận dụng
Tìm hiểu đất trồng của một số địa phương thường hay nhiễm mặn.Đề xuất một mô hình sử dụng đất mặn hiệu quả.Giải thích vì sao lựa chọn mô hình đó. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 29 để trả lời câu hỏi.
Mô hình sử dụng đất mặn hiệu quả: mô hình sản xuất thủy sản - nông nghiệp kết hợp (VD: lúa 3 vụ, 2 vụ, 1 vụ, chuyên màu, lúa – tôm sú, dừa – tôm càng xanh, chuyên dừa, chuyên muối, cây ăn trái, thủy sản lợ, mặn và tôm – rừng).
Câu hỏi
Quan sát hình 5.8 và cho biết đặc điểm của đất phèn. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 29 và hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Đất phèn trong Hình 5.8 có đặc điểm: màu nâu ở tầng đất mặt, tầng đất mặt cứng, nhiều vết nứt nẻ.
Luyện tập
So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm giữa đất mặn và đất phèn. |
Advertisements (Quảng cáo)
Kết hợp sách giáo khoa trang 29 để trả lời câu hỏi.
So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm, tính chất giữa đất mặn và đất phèn:
* Giống nhau
- Đất có thành phần cơ giới - năng
- Khi khô đất nứt nẻ và cứng
- Hoạt động của vi sinh vật - trong đất yếu
- Đất có độ phì nhiêu thấp
* Khác nhau
- Đất mặn:
+ Đất chứa nhiều muối tan như NaCl, NahSO4 làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây.
+ Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu
- Đất phèn:
+ Đất chứa nhiều chất độc hại cho cây như Al3+, Fe3+, CH4; H₂S...
+ Đất rất chua
Câu hỏi
Vì sao bón vôi lại cải tạo được đất phèn vì? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 29 để trả lời câu hỏi.
Bón vôi lại cải tạo được đất phèn vì:
Khi bón vôi vào đất mặn Ca2+ sẽ giải phóng Na* tác nhân gây mặn ra khỏi mặt đất giúp đất bớt mặn. Đối với đất mặn chua, trong keo đất bão hòa Na gây mặn và H* gây chua thì bón vôi có thể cải tạo tốt. ...Ion H* gây chua của đất cũng được trung hòa bằng ion OH của vôi tạo thành nước, giảm độ chua đất.