Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Cánh diều Câu hỏi trang 71 Công nghệ 10 – Cánh diều: Nghiên cứu...

Câu hỏi trang 71 Công nghệ 10 - Cánh diều: Nghiên cứu mục 2.4 và quan sát Hình 13.5, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu đục thân ngô...

Kết hợp sách giáo khoa trang 71 và hình vẽ để trả lời câu hỏi. Trả lời Kết hợp sách giáo khoa trang 71 để trả lời câu hỏi - Bài 13. Sâu hại cây trồng trang.

Luyện tập

1. Nghiên cứu mục 2.4 và quan sát Hình 13.5, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu đục thân ngô.

Kết hợp sách giáo khoa trang 71 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của sâu đục thân ngô:

- Trứng: xếp thành ổ chồng lên nhau như vậy cả, hình bầu dục dẹt. Khi mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, mặt trên trơn bóng. Thời gian trứng từ 4 – 7 ngày.

- Sâu non: mới nở có màu hồng, đầu đen, khi lớn sâu chuyển màu trắng sữa. Sâu lớn màu nâu vàng, có sọc nâu mờ trên lưng. Giai đoạn sâu non từ 18 – 41 ngày. Khi nhỏ sâu ăn nõn lá non, nhả tơ nhờ gió đưa tử lá này sang lá khác, từ cây này sang cây khác. Khi lớn, sâu đục vào thân cây hoặc vào bắp và lõi, làm cho cây suy yếu, còi cọc, dễ gãy; hạt lép nhiều.

- Nhộng: màu nâu nhạt, dài khoảng 15 – 19 mm. Giai đoạn nhộng từ 5 – 12 ngày. Sâu thường làm nhộng bên trong đường dục vào hoặc giữa bệ và thân ngô.

- Trưởng thành: rất thích ánh sáng đèn, ban ngày nấp vào bẹ lá, ngọn ngô hay ở bờ cỏ dại. Con đực cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt. Con cái lớn hơn, cánh trước có màu vàng nhạt hơn con đực. Thời gian sống khoảng 10 ngày. Từ 2 – 3 ngày sau khi vũ hoá bướm bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng ổ ở mặt dưới và gắn chặt vào lá; thường đẻ trứng ở những ruộng ngô xanh tốt, nhất là ở ruộng ngô sắp trổ cờ. Một con cái có thể đẻ được từ 20 — 200 trứng.

2. Cần áp dụng biện pháp nào để phòng trừ sâu đục thân ngô?

Kết hợp sách giáo khoa trang 71 để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Cần áp dụng biện pháp để phòng trừ sâu đục thân ngô:

- Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, sử dụng giống chống chịu tốt, kháng hoặc ít bị nhiễm sâu đục thân.

- Gieo trồng đúng thời vụ; bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng; bảo vệ ong mắt đỏ ký sinh trứng; phun thuốc phòng trừ kịp thời khi sâu non mới nở, mới cắn lá, chưa kịp đục vào thân cây.

Luyện tập

1. Quan sát Hình 13.6 và nghiên cứu nội dung mục 2.5, mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của bọ hà.

Advertisements (Quảng cáo)

Kết hợp sách giáo khoa trang 71 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Đặc điểm hình thái và tập tính sinh học của bọ hà:

- Trứng: có màu trắng sữa, bề mặt có nhiều lỗ nhỏ. Trứng được đẻ trong những lỗ hổng trên củ hay trên thân cây. Trứng đẻ rời rạc, được trát kín bằng phân do con cái thải ra nên khó nhìn thấy. Sau 6 – 8 ngày thì trứng nở.

- Sâu non (sùng): màu trắng sữa, đục vào thân hay củ. Trong củ, sâu non đục đường hầm ngoằn ngoèo và thải phân củ có vị đắng, thổi. Sâu non hóa nhộng trong củ hay thân. Giai đoạn sâu non kéo dài 14–19 ngày.

- Nhộng: màu trắng, kéo dài 7 – 8 ngày, nếu trời lạnh kéo dài tới 28 ngày.

- Trưởng thành: đầu đen râu, ngực và chân màu cam hay đỏ nâu, phần bụng có màu xanh ánh kim. Trưởng thành thưởng gặm mặt dưới lá, giả chết nếu bị động, hoạt động mạnh về đêm. Sau vũ hoá 5 - 7 ngày thì giao phối.

2. Cần sử dụng biện pháp phòng trừ nào đối với bọ hà?

Kết hợp sách giáo khoa trang 71 để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Cần sử dụng biện pháp phòng trừ đối với bọ hà:

Dùng bẫy pheromone và thiên địch (ong ký sinh, kiến lửa, ... ), kiểm soát tốt độ ẩm đất, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ,... , dùng thuốc trừ sâu dạng lỏng hay dạng hạt, có tinh lưu dẫn...

Vận dụng

Người dân ở địa phương em thường dùng biện pháp gì để phòng chống bọ hà hại khoai lang?

Kết hợp sách giáo khoa trang 71 để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số biện pháp phòng chống bọ hà hại khoai lang: Chọn giống có khả năng kháng bọ hà; Sử dụng nấm để trừ bọ hà; Sử dụng bẫy pheromones giới tính; Sử dụng kiến trừ bọ hà khoai lang; Tưới nước...