Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Cánh diều Câu hỏi trang 75 Công nghệ 10 – Cánh diều: Vận dụng...

Câu hỏi trang 75 Công nghệ 10 - Cánh diều: Vận dụng Tìm hiểu một số bệnh hại trên cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em...

Kết hợp sách giáo khoa trang 75 để trả lời câu hỏi. Phân tích và giải Kết hợp sách giáo khoa trang 75 và hình vẽ để trả lời câu hỏi - Bài 14. Bệnh hại cây trồng.

Vận dụng

Tìm hiểu một số bệnh hại trên cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em, mô tả lại triệu chứng bệnh và cho biết nguyên nhân gây ra bệnh.

Kết hợp sách giáo khoa trang 75 để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số bệnh hái của cây lúa như là vàng lá, sâu cuốn lá làm cò cây còi cọc không trổ đòng.Nguyên nhân là do một số sâu bệnh hại sót lại từ mùa trước và từ bướm sinh sôi sâu bệnh.

Hình thành kiến thức

1. Vì sao bệnh đạo ôn hại lúa gây hại nặng khi trời âm u, thời tiết mát, độ ẩm cao?

Kết hợp sách giáo khoa trang 75 để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Bệnh đạo ôn hại lúa gây hại nặng khi trời âm u, thời tiết mát, độ ẩm cao vì:

Nấm thích nghi và phát triển mạnh, gây hại nặng khi thời tiết mát, độ ẩm cao, nhiều mây, âm u, ít nắng, đêm có sương mù nhiều; gieo sạ dày, bón thừa đạm,..

2. Vì sao không nên bón thừa đạm, nên tăng cường bón kali để phòng bệnh đạo ôn hại lúa?

Kết hợp sách giáo khoa trang 75 để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Không nên bón thừa đạm, nên tăng cường bón kali để phòng bệnh đạo ôn hại lúa vì: Trên những chân ruộng trũng, cây lúa hay có nguy cơ thừa đạm vì bộ rễ lớn hút nhiều nhưng đất này lại nghèo kali sẽ làm cho nấm đạo ôn phát sinh, gây hại mạnh. Do đó cần tăng cường bón phân kali và hạn chế bón đạm cho những chân ruộng trũng.

Luyện tập

Quan sát Hình 14.5 và mô tả các triệu chứng của bệnh đạo ôn hại lúa.

Kết hợp sách giáo khoa trang 75 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Các triệu chứng của bệnh đạo ôn hại lúa:

Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, sau đó lớn dẫn và có hình thoi, ở giữa bị hoại tử và khô xám. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan ra làm cho toàn bộ là bị cháy Bệnh tấn công trên cổ bông và cổ giẻ lúa, làm cho bông hoặc giẻ bị khô và gãy.

Vận dụng

Ở địa phương em, vào mùa nào lúa dễ mắc bệnh đạo ôn? Vì sao?

Kết hợp sách giáo khoa trang 75 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Ở địa phương em, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và mức độ gây hại phụ thuộc với điều kiện thời tiết vào giai đoạn lúa ôm đòng, trổ (giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (ẩm độ cao, mưa kéo dài..)