Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các mô hình khí canh hiện nay đang được sử dụng trong trồng trọt. |
Có ba loại hệ thống khí canh cơ bản để lựa chọn:
1. Hệ thống khí canh áp suất thấp (LPA)
Đôi khi được gọi là “hệ thống ngâm nước”, hệ thống áp suất thấp là lựa chọn phổ biến nhất cho những người muốn xây dựng hệ thống khí canh tự làm tại nhà vì chúng đơn giản, rẻ hơn và ít yêu cầu về kỹ thuật hơn.
Các hệ thống này có thể đơn giản như một bể chứa dung dịch dinh dưỡng, một máy bơm nước công suất lớn có thể chạy 24/7, đường ống và một số đầu phun – tất cả các thành phần này đều có thể được thiết lập trong buồng trồng kín.
2. Hệ thống khí canh áp suất cao
Hệ thống áp suất cao được những người làm vườn thuỷ canh coi là hệ thống khí canh thực sự và thuần tuý đúng định nghĩa của khí canh.
Điều này là do hệ thống áp suất cao là hệ thống duy nhất thực sự tạo ra những giọt nước dạng sương mù có kích thước tối ưu để khuyến khích sự hấp thụ chất dinh dưỡng và sự phát triển của cây trồng.
Hệ thống này yêu cầu các thành phần cụ thể để kiểm soát chính xác chu kỳ thời gian phun và kích thước giọt nước. Các thành phần thường có trong hệ thống khí canh áp suất cao là:
- Buồng phát triển rễ
- Máy bơm nước cao áp
- Bình tích áp suất
- Van giảm áp cho bình tích áp
Advertisements (Quảng cáo)
- Bộ hẹn giờ rơ le có độ chính xác cao
- Đầu phun sương
- Đường ống dẫn dung dịch thủy canh
- Bể chứa dung dịch dinh dưỡng
3. Hệ thống khí canh siêu âm Fogger
Thay vì rễ cây của bạn lơ lửng trong không khí và được phun sương bằng máy bơm kết hợp với đầu phun sương, hệ thống Fogger không sử dụng máy bơm mà sử dụng công nghệ siêu âm.
Trong hệ thống này, có một đĩa chìm trong nước và rung ở tần số cực cao, biến nước thành dạng khí, kích thước micrô nước xuống chỉ còn một micrômet và thường nhỏ hơn.
Câu hỏi
Quan sát Hình 25.7 và mô tả nguyên lý hoạt động của hệ thống khí canh. |
Quan sát hình 25.7 ta thấy hình ảnh mô phỏng cơ bản nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống thuỷ canh: sử dụng nguồn điện để bơm dung dịch trong bể vào đường ống, nhờ vòi phun phun sương cho rễ cây; phần nước không bám vào rễ chảy lại vào máng thu và trở lại bể chứa.
Bơm đẩy dung dịch trong bể chứa vào đường ống, qua vòi phun vào không khí tạo hơi sương, nơi có rễ cây. Một phần sương bám trên bề mặt rễ, phần còn lại rơi xuống máng thu và được đưa trở lại bể chứa.