Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 26 Công nghệ 10 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 26 Công nghệ 10 - Kết nối tri thức: Kết nối năng lực Sử dụng internet, sách, báo. ....

Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi trang 26 - Bài 4. Sử dụng - cải tạo và bảo vệ đất trồng SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về các vùng đất xám bạc màu của nước ta và nguyên nhân làm đất bị bạc màu ở những vùng đó.

Xói mòn thường xảy ra ở vùng đồi núi vì có độ dốc lớn.

Đất lâm nghiệp chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn vì đất lâm nghiệp đa số ở vùng có độ dốc lớn hơn đất đất nông nghiệp (thường ở vùng đồng bằng, nếu ở vùng đồi núi thì đa số thiết kế theo dạng bậc thang để giảm xói mòn).

Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

- Hình thành do quá trình rửa trôi các hạt sét, keo và các chất dinh dưỡng ở những vùng có địa hình dốc.

- Do canh tác lạc hậu và trồng lúa lâu đời.

Kết nối năng lực

Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Biện pháp bón phân: Bón phân hữu cơ, phân vô cơ, phân xanh, đặc biệt là phân hữu cơ để vừa nâng cao độ phì nhiêu của đất, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Bón vôi để nâng cao độ pH đất và cải tạo tính chất vật lý của đất.

- Biện pháp thủy lợi: Tưới, tiêu hợp lý nhằm tránh rửa trôi các dinh dưỡng trong đất.

- Biện pháp canh tác: Bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày thích hợp. Sử dụng công thức luân canh, tăng vụ, trồng xen cây họ đậu để vừa tăng thu nhập, vừa cải tạo đất.

Luyện tập

1. Thế nào là đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu? Các loại đất đó ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?

- Đất chua: Là đất trong dung dịch có nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.

- Đất mặn: Là những loại đất có nồng độ muối hòa tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4...) trên 2,56%

- Đất bạc màu: Là loại đất có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém.

Cây trồng trên các loại đất này sẽ kém sinh trưởng, phát triển, năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.

2. Tại sao phải cải tạo đất? Kể tên một số biện pháp cải tạo đất.

Advertisements (Quảng cáo)

Vì một số loại đất như: đất kiềm, đất chua có chứa tính axit, kiềm không thể trồng cây được nên cần phải cải tạo đất. Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất.

Một số biện pháp cải tạo đất:

- Biện pháp bón vôi, bón phân

- Biện pháp thủy lợi

- Biện pháp canh tác

- Chế độ làm đất thích hợp...

Vận dụng

Đề xuất một số loại cây trồng, một số loại phân bón phù hợp với vùng đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu

Đất chua:

- Các loại rau, củ ưa trồng trong đất chua: húng quế, bông cải xanh; bông cải trắng, bắp cải; cần tây; cà tím, củ cải; khoai tây...

- Phân bón phù hợp: Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…)

Đất mặn:

- Những cây phù hợp trồng trên đất mặn là là: Dừa, nho, mãng cầu, mít, xoài, ổi, dứa, vú sữa...

- Phân bón phù hợp: Dùng phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+vào cây, hạn chế độc do Na+ , cần ưu tiên sử dụng phân đạm gốc amon ( NH4+) để hạn chế độc Na+ và dạng phân lân dễ tiêu như super lân, lân trong DAP, MAP, MKP...

Đất xám bạc màu:

- Những cây phù hợp trồng trên đất xám bạc màu là: Lúa, ngô, sắn, keo lá tràm, keo tai tượng, lạc, đậu, vừng, chè….

- Bón phân hợp lí: bón nhiều phân hữu cơ và vôi, sử dụng phân hóa học hợp lí...