Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 43 Công nghệ 10 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 43 Công nghệ 10 - Kết nối tri thức: Kết nối năng lực Kể tên các loại phân bón hữu cơ thường được sử dụng ở gia đình và địa phương em...

Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi trang 43 - Bài 7. Giới thiệu về phân bón SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức.

Kết nối năng lực

Kể tên các loại phân bón hữu cơ thường được sử dụng ở gia đình và địa phương em. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ đó.

- HS tự liên hệ với gia đình và địa phương của mình.

- Ví dụ: Cách sử dụng phân hữu cơ truyền thống

+ Đây là phân có nguồn gốc hữu cơ từ chất thải động vật, rác thải, bùn…và được ủ theo những phương pháp truyền thống. Đối với nhóm phân này, cần phải ủ cho hoai mục mới nên sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số vi sinh vật như Trichoderma, EM để làm giảm quá trình phân hủy, tăng hiệu quả sử dụng.

+ Sử dụng loại phân truyền thống này đạt hiệu quả nhất khi bón lót vào đất, trước khi trồng cây 15 ngày. Vì loại phân này phân hủy chậm, tan lâu nên cần bón trước vào đất, đợi 15 ngày để các chất dinh dưỡng tan trong đất cây sẽ dễ dàng hấp thụ hơn.

+ Khi bón, có thể rải theo hàng, bón vào trong hố, xới đất lên trộn lên hoặc xới đất lên rải khắp bề mặt rồi lấp đất lại.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các loại phân bón vi sinh.

- Phân vi sinh được ứng dụng phổ biến trên lĩnh vực nông nghiệp 4.0. Phân bón vi sinh được sản xuất bởi đa dạng những chủng vi sinh vật khác nhau. Các thành phần đó có thể là: vi sinh vật có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ hoặc vi sinh vật thúc đẩy cây trồng tăng trưởng.

- Những công dụng của phân bón hữu cơ vi sinh:

+ Sự vận động của các vi sinh vật hỗ trợ quá trình cải tạo đất nhanh chóng. Sản phẩm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất canh tác.

+ Tạo ra đầy đủ hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng. Đây là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và tạo ra năng suất của cây trồng.

+ Phân bón hữu cơ làm giảm lượng chất hóa học trong đất, tiêu diệt thành phần độc hại và chuyển hóa thành nguồn chất có lợi cho cây.

+ Sản phẩm phân vi sinh “nói không” với ô nhiễm môi trường. Các chất đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ các sinh vật, động vật tồn tại xung quanh.

- Lợi ích của phân vi sinh:

+ Phân bón hữu cơ vi sinh đảm nhiệm vai trò “cứu đất” trước các nguy cơ độc hại đến từ hàm lượng phân bón hóa học dư thừa.

+ Sản phẩm mở ra định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ sạch đẹp, bền vững.

+ Giúp người nông dân biết cách áp dụng kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến, hiện đại trong quá trình canh tác cây trồng.

Luyện tập

Dựa vào đặc điểm của từng loại phân bón, nêu ưu và nhược điểm của mỗi loại bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Advertisements (Quảng cáo)

Phân bón hoá học

Phân bón hữu cơ

Phân bón vi sinh

Ưu điểm

+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.

+ Phần lớn đều dễ hòa tan trong nước (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.

Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất và có tác dụng tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất, không có tồn dư phân bón trong nông sản, thân thiện với môi trường.

+ An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

+ Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất và có tác dụng cải tạo đất,

Nhược điểm

Bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua, gây hại hệ sinh vật đất, làm tồn dư phân bón hóa học trong nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. Tuy nhiên, thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp.

+ Khi bón cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình phân giải các chất hữu cơ từ vi sinh vật có sẵn trong môi trường tự nhiên hoặc được bổ sung vào. Hiệu quả thường chậm hơn.

+ Thời gian sử dụng ngắn.

+ Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.

Vận dụng

Mô tả đặc điểm của một số loại phân bón đang được sử dụng ở gia đình, địa phương em.

HS tự liên hệ với gia đình, địa phương mình.