Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 47 Công nghệ 10 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 47 Công nghệ 10 - Kết nối tri thức: Vì sao bón phân vi sinh lại có tác dụng làm tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất?...

Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu hỏi trang 47 - Bài 8. Sử dụng và bảo quản phân bón SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức.

Câu hỏi

Vì sao bón phân vi sinh lại có tác dụng làm tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất?

- Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất, phân tác dụng nhanh hay chậm đến cây trồng là nhờ hoạt động của vi sinh vật.

- Vi sinh vật phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tan thành dễ tan ... Ngược lại các loại phân bón cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong đất.

- Phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, bùn ao ... đặc biệt làm tăng số lượng vi sinh vật vì bản thân trong đó đã có một số lượng lớn vi sinh vật. Chất hữu cơ vào đất lại làm tăng số lượng vi sinh vật sẵn có trong đất, đặc biệt là vi sinh vật phân giải xenluloza, phân giải protein và nguyên sinh động vật.

- Tuy vậy, các loại phân hữu cơ khác nhau tác động đến sự phát triển của vi sinh vật đất ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ C/N của phân bón.

- Phân vô cơ cũng có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật đất vì nó có các nguyên tố N, P, K, Ca, vi lượng rất cần thiết cho vi sinh vật. Đặc biệt là khi bón phối hợp các loại phân vô cơ với phân hữu cơ sẽ làm tăng số lượng vi sinh vật lên từ 3 - 4 lần so với bón phân khoáng đơn thuần, đặc biệt là các vi khuẩn Azotobacter, vi khuẩn amôn hoá, nitrat hoá, phân giải xenluloza.

- Khi trong đất có nhiều phân hữu cơ thì việc bón các loại phân vô cơ có tác dụng kích thích hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật. Bón vôi có tác dụng cải thiện tính chất lý hoá của đất, làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật, nhất là đối với đất chua, mặn, bạc màu.

Luyện tập

1. Loại phân bón nào thường được sử dụng để bón lót? Vì sao?

Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan) cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Do đó phải bón vào đất trước khi gieo trồng.

2. Loại phân bón nào thường được dùng để bón thúc? Vì sao?

Phân đạm, phân kali có tỉ lệ sinh dưỡng cao, dễ tan và hiệu quả nhanh nên dùng để bón thúc là chính.

3. Loại phân bón nào có tác dụng cải tạo đất?

Phân hữu cơ và phân vi sinh có tác dụng cải tạo đất.

4. So sánh các biện pháp sử dụng và bảo quản phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh.

Lời giải chi tiết:

Phân bón hóa học

Phân bón hữu cơ

Phân bón vi sinh

Cách sử dụng

  • Phân đạm, phân kali dùng để bón thúc là chính.

  • Advertisements (Quảng cáo)

    Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.

  • Phân lân dùng bón lót để có thời gian cho phân bón hòa tan. Phân lân thiên nhiên chỉ dùng để bón đất chua mới có hiệu quả.

  • Bón phân đạm, phân kali liên tục nhiều năm đất sẽ bị hóa chua, vì vậy cần bón vôi để cải tạo đất

  • Chủ yếu dùng để bón lót và bón sớm (xa ngày gieo trồng).

  • Khi sử dụng phải bón một lượng lớn mới đủ dinh dưỡng cho cây.

  • Cần được ủ hoai mục.

  • Cần bón phối hợp phân bón hữu cơ với phân bón vô cơ và chú ý đến công thức luân canh.

  • Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.

  • Bón vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất.

  • Đối với cây ngắn ngày thường dùng để bón lót, với cây dài ngày thường bón sau mỗi vụ thu hoạch.

  • Cần đảm bảo độ ẩm của đất để các vi sinh vật hoạt động tốt nhất.

Cách bảo quản

  • Chống ẩm

  • Chống để lẫn lộn

  • Chống acid

  • Chống nóng

  • Ủ nóng (hay ủ xốp)

  • Ủ nguội (hay ủ chặt)

  • Ủ hỗn hợp

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa khu vực ẩm ướt và nơi có nước đọng.

Vận dụng

Hãy lựa chọn loại phân bón thích hợp cho một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.

HS tự liên hệ và lựa chọn loại phân bón thích hợp.

Advertisements (Quảng cáo)