Câu hỏi
Giải thích tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người của biện pháp sinh học và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong phòng, trừ sâu bệnh hại. |
Biện pháp sinh học là biện pháp:
- Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lý tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường
- Tập trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để phòng trừ sâu hại cây trồng.
Quản lý dịch hại tổng hợp là hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Quản lý dịch hại tổng hợp nhấn mạnh vào cây trồng khỏe mạnh, có ảnh hưởng tối thiểu tới hệ sinh thái nông nghiệp và khuyến khích cơ chế phòng trừ dịch hại bằng biện pháp tự nhiên. Mục đích cuối cùng của quản lý dịch hại tổng hợp là không chỉ tiêu diệt nguồn sâu bệnh mà còn điều hòa các mối cân bằng trong hệ sinh thái.
Advertisements (Quảng cáo)
Luyện tập
Em hãy giải thích vì sao phòng trừ sâu, bệnh lại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt. |
Vì sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.
Vận dụng
Viết một đoạn văn ngắn mô tả tác hại của một hoặc một số loại sâu, bệnh đối với cây trồng mà em biết. |
Ví dụ: Bệnh vàng lá do vi khuẩn
Đây là bệnh thường gặp vào giai đoạn lúa đang đẻ nhánh. Các ruộng sâu, có nước ngập cao thường gặp bệnh này. Các ruộng có dùng nước để che chắn rầy nâu cũng rất dễ mắc bệnh vàng lá do vi khuẩn. Ruộng lúa bắt đầu bị vàng từng chòm ở những nơi trũng, hoặc dọc theo mương. Sau đó bệnh lan ra rất nhanh vào những ngày có mưa hoặc sau những ngày đi bón phân hoặc phun thuốc. Bệnh bắt đầu từ đọt lá lan dần xuống. Vết bệnh có màu vàng hơi xỉn màu và có các vệt nâu nhạt chạy dọc theo gân lá.