Khám phá
Quan sát Hình 1.4 em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này. |
Phương pháp giải:
Quan sát và tra cứu.
Sau khi quan sát hình 1.4, em có đánh giá:
a) Phương pháp địa canh
- Mô tả: là phương pháp trồng cây truyền thống sử dụng đất để trồng rau.
- Ưu, nhược điểm
Ưu điểm |
Nhược điểm |
+ Cây lấy được dinh dưỡng từ đất trồng + Rễ cây chắc khỏe hơn và tỉ lệ cây chết sẽ thấp hơn + Công chăm bón không nhiều + Ít tốn kém hơn + Có thể trồng xen canh các loại cây để tiết kiệm đất + Áp dụng được nhiều loại cây + Hiệu quả cây trồng cao,.. |
+ Cần phải có quỹ đất trồng phù hợp với các loại cây + Sau mỗi vụ trồng thì đất sẽ bị mất chất dinh dưỡng nên cần phải cải tạo + Cần phải có thời gian nghỉ cho đất tránh bị bạc màu…. + Cây dễ nhiễm bệnh từ đất |
b) Phương pháp thủy canh
- Mô tả: là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là đất có tác dụng giữ và tạo bấc hút dinh dưỡng cho cây. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, bông khoáng,...
- Ưu và nhược điểm
Advertisements (Quảng cáo) Ưu điểm |
Nhược điểm |
+ Dễ cân bằng lượng chất dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau + Cây phát triển tốt hơn + Hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại, bệnh cây + Phù hợp với nhiều điều kiện kinh tế xã hội + Có thể trồng nhiều vụ + Có thể giải phóng sức lao động bằng công nghệ tự động hóa…. |
+ Do trồng bằng dung dịch nên cần phải chú ý đến tỉ lệ dung dịch khi pha tránh gây dư thừa trong quá trình trồng cây + Phải lựa chọn đúng loại dịch thủy canh + Do sống trong nguồn nước nên dễ bị mất nước khi thu hoạch dẫn đến nhanh héo |
c) Phương pháp khí canh
- Mô tả: là kỹ thuật trồng cây trong môi trường không khí và chất dinh dưỡng để nuôi cây ở dạng sương mù.
- Ưu và nhược điểm
Ưu điểm |
Nhược điểm |
+ Giúp tiết kiệm tới 90% lượng nước sử dụng để cung cấp cho cây trồng + Không cần sử dụng đất mà vẫn có rau sạch trong sinh hoạt + Có thể áp dụng quanh năm + Hiệu quả cây trồng cao + Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật + Áp dụng được nhiều địa hình, điều kiện kinh tế + Dễ dàng xử lý sâu bọ, mầm bệnh |
+ Tốn nhiều vốn đầu tư và chi phí sửa chữa khi gặp sự cố lơn + Cần phải có kinh nghiệm vận hành hệ thống + Tốn nhiều điện năng do máy phun chạy suốt ngày + Phải theo dõi tiến độ phát triển của cây hằng ngày + Máy phun dễ bị kẹt do phun khoáng chất và phải hoạt động liên tục nếu không cây bị khô |