Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh diều Câu hỏi 2 trang 59 Địa lý 10: Đọc thông tin, hãy:...

Câu hỏi 2 trang 59 Địa lý 10: Đọc thông tin, hãy: Cho biết gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học khác nhau như thế nào...

Đọc thông tin trong mục 2 (Gia tăng dân số). Trả lời Câu hỏi 2 trang 59 SGK Địa lí 10 - Bài 16. Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số.

Đọc thông tin, hãy:

- Cho biết gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học khác nhau như thế nào.

- Giải thích vì sao dân số thế giới tăng hoàn toàn do gia tăng dân số tự nhiên.

Đọc thông tin trong mục 2 (Gia tăng dân số).

- Sự khác nhau giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học

+ Gia tăng dân số tự nhiên: biểu hiện sự thay đổi dân số do chênh lệch giữa số sinh và số chết.

+ Gia tăng dân số cơ học: biểu hiện sự biến động dân số do chênh lệch giữa số đến và số đi.

- Dân số thế giới tăng hoàn toàn do gia tăng dân số tự nhiên vì:

+ Gia tăng tự nhiên phụ thuộc vào tỉ suất sinh và tử, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia, khu vực.

+ Gia tăng dân số cơ học chỉ tác động cục bộ tại quốc gia, khu vực và không ảnh hưởng đến quy mô dân số toàn thế giới.

Đọc thông tin, hãy phân tích một trong các nhân tố tác động đến gia tăng dân số. Lấy ví dụ minh họa.

Advertisements (Quảng cáo)

- Đọc thông tin trong mục 3 (Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số).

- Chọn 1 trong các nhân tố tác động đến gia tăng dân số để phân tích và lấy ví dụ minh họa:

+ Nhân tố tự nhiên sinh học

+ Trình độ phát triển kinh tế

+ Chính sách dân số

- Tác động của chính sách dân số đến gia tăng dân số:

+ Chính sách dân số tác động tới gia tăng dân số ở mỗi nước trong từng thời kì nhất định.

+ Các nước đang phát triển: nền kinh tế nhiều khó khăn, mức sinh cao, thường áp dụng chính sách giảm dân số.

+ Các nước phát triển: trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí cao, người dân không có nhiều nhu cầu sinh sản nên mức sinh thấp => cần các chính sách khuyến khích tăng mức sinh.

- Ví dụ: Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XX vừa trải qua thời kì chiến tranh, kinh tế kiệt quệ, thiếu lao động sản xuất do tỉ lệ tử vong chiến tranh nhiều, nên Nhà nước đưa ra các chính sách khuyến khích sinh sản để cung cấp nguồn lao động cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đến nửa sau thế kỉ XX, tỉ lệ gia tăng tự nhiên quá cao dẫn đến bùng nổ dân số, gây nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế, nên Nhà nước điều chỉnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình sinh 2 con để đảm bảo mức cân bằng dân số.