Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 2c mục II trang 45 Địa lý 10: Dựa vào...

Câu hỏi 2c mục II trang 45 Địa lý 10: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy: Kể tên các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất...

Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin mục 1 (Các loại gió chính trên Trái Đất). Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi 2c mục II trang 45 SGK Địa lí 10 - Bài 9. Khí áp và gió.

Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất.

- Trình bày đặc điểm các loại gió này.

Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin mục 1 (Các loại gió chính trên Trái Đất).

Giải chi tiết:

- Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất: gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch và gió mùa.

- Đặc điểm:

Gió Đông cực

+ Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu nam.

+ Tính chất: lạnh và khô.

Gió Tây ôn đới

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

Gió Mậu dịch (Tín phong)

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về ấp thấp xích đạo.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: khô.

Gió mùa:

+ Thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Hướng gió: 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.

+ Tính chất: mùa hạ ẩm, gây mưa lớn; mùa đông thường lạnh và khô.

Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày điều kiện hình thành gió biển và gió đất.

- Mô tả hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất.

Advertisements (Quảng cáo)

Quan sát hình 9.2 và đọc trong tin trong mục 2a (Gió biển, gió đất).

Giải chi tiết:

- Điều kiện hình thành gió biển và gió đất:

+ Vùng ven biển;

+ Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.

- Hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất:

+ Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền.

+ Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển.

Dựa vào hình 9.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này.

- Nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.

Quan sát hình 9.3 và đọc thông tin mục 2b (Gió phơn).

Giải chi tiết:

- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.

- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).

Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi.

Quan sát hình 9.4 và đọc thông tin mục 2c (Gió thung lũng, gió núi).

Giải chi tiết:

Đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi:

- Đặc điểm: gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát dịu hơn.

- Hoạt động: Ban ngày, gió thổi từ thung lũng theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.

=> Nguyên nhân: sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.

Advertisements (Quảng cáo)