Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 4 mục II trang 54 Địa lý 10: Dựa vào...

Câu hỏi 4 mục II trang 54 Địa lý 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông...

Đọc thông tin mục 2 (Các nân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông). Hướng dẫn trả lời Câu hỏi 4 mục II trang 54 SGK Địa lí 10 - Bài 12. Thủy quyển - nước trên lục địa.

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

- Đọc thông tin mục 2 (Các nân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông).

- Phân tích các nhân tố:

+ Nguồn cung cấp nước sông.

+ Các nhân tố tự nhiên khác (địa hình; thực vật; hồ, đầm).

Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

* Nguồn cung cấp nước sông:

- Tùy thuộc nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau:

+ Sông chỉ có 1 nguồn cấp nước (mưa) => chế độ nước đơn giản.

+ Sông có nhiều nguồn cấp nước (mưa, băng, tuyết tan) => chế độ nước tương đối phức tạp.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa chế độ nước sông:

+ Vùng cấu tạo bởi đá thấm nước (granit, biến chất), nguồn nước ngầm phong phú => sông ngòi có lượng nước dồi dào.

+ Vùng cấu tạo bởi đá không thấm nước (đá phiến sét), mùa mưa lũ lên rất nhanh, mùa khô nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.

* Các nhân tố tự nhiên khác:

- Địa hình: miền núi do địa hình dốc nên sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

- Thực vật: khi nước mưa rơi xuống, 1 lượng lớn nước được tán cây giữ lại, thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm. Rừng ở thượng nguồn giúp điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt,…

- Hồ, đầm: điều hòa chế độ nước sông (mùa lũ, 1 phần nước sông chảy vào hồ, đầm; mùa cạn cung cấp nước cho sông).

Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, em hãy phân loại hồ dựa theo nguồn gốc hình thành và mô tả đặc điểm của các loại hồ.

Quan sát hình 12.1 và đọc thông tin mục 2 (hồ).

Dựa theo nguồn gốc hình thành, có thể chia các hồ tự nhiên thành 2 nhóm chính:

- Hồ có nguồn gốc nội sinh:

+ Hồ kiến tạo: hình thành do các đứt gãy lớn (VD: Hồ Bai-can, Vĩ-to-ri-a,…).

+ Hồ núi lửa: hình thành trên miện núi lửa đã tắt (VD: Biển Hồ Plei-ku, hồ Crây-tơ,…).

- Hồ có nguồn gốc ngoại sinh:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Hồ do băng hà tạo ra (VD: Ngũ Hồ, hồ Gấu Lớn,…).

+ Hồ bồi tụ do sông (VD: hồ Hoàn Kiếm, Việt Nam).

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của nước băng tuyết.

Đọc thông tin mục 3 (Nước băng tuyết).

Đặc điểm của nước băng tuyết:

- Phân bố: trên các đỉnh núi cao và vùng cực, chiếm 10% diện tích lục địa.

+ Nước băng tuyết phân bố rải rác ở đỉnh núi cao là nguồn cung cấp nước cho nhiều con sông lớn.

+ Nước băng tuyết ở vùng cực và cận cực có diện tích rộng lớn, bao phủ toàn bộ châu Nam Cực và phần lớn phía bắc châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

- Vai trò:

+ Điều hòa nhiệt độ Trái Đất.

+ Cung cấp nước ngọt – chiếm 70% lượng nước ngọt trên Trái Đất.

- Nước băng tuyết hiện nay đang giảm dần do biến đổi khí hậu.

Dựa vào hình 12.2 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày các đặc điểm của nước ngầm.

- Nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm.

Đặc điểm của nước ngầm:

+ Tồn tại thường xuyên trong tầng chứa nước.

+ Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc nguồn cung cấp nước.

+ Nước ngầm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, ổn định dòng chảy, chống sụt lún,…

- Những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm:

+ Nước mưa;

+ Hơi nước trong không khí;

+ Nước từ sông ngòi thấm xuống;

+ Địa hình;

+ Cấu tạo đất đá,…