Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 2d trang 57 Địa lý 10: Dựa vào thông...

Câu hỏi mục 2d trang 57 Địa lý 10: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số tự nhiên. Đọc thông tin mục a (Gia tăng dân số tự nhiên)...

Đọc thông tin mục a (Gia tăng dân số tự nhiên). Phân tích, đưa ra lời giải Câu hỏi mục 2d trang 57 SGK Địa lí 10 - Bài 19. Quy mô dân số - gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới.

Dựa vào thông tin trong mục a, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số tự nhiên.

Đọc thông tin mục a (Gia tăng dân số tự nhiên).

Gia tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10.

Chú ý:tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô đều có đơn vị là ‰, nên muốn tính được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (đơn vị: %) phải chia cho 10.

Dựa vào thông tin trong mục b, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số cơ học.

Đọc thông tin mục b (Gia tăng dân số cơ học).

Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (%) = (Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư)/10.

Chú ý:tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư đều có đơn vị là ‰, nên muốn tính được tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (đơn vị: %) phải chia cho 10.

Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày khái niệm về gia tăng dân số thực tế.

Advertisements (Quảng cáo)

Đọc thông tin mục c (Gia tăng dân số thực tế).

Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (đơn vị: %).

=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế (%) = Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học

Dựa vào thông tin trong mục d, hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.

Đọc thông tin mục d (Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số).

=> Phân tích từng nhân tố: Điều kiện tự nhiên và môi trường sống, điều kiện kinh tế - xã hội.

Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số:

- Điều kiện tự nhiên và môi trường sống:

+ Góp phần tăng hoặc làm giảm mức nhập cư. Ví dụ: Những khu vực đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở ít dân cư sinh sống.

+ Thiên tai, dịch bệnh làm tăng mức tử vong, mức xuất cư. Ví dụ: Châu Phi là châu lục có khí hậu khô nóng, nhiều dịch bệnh => tỉ lệ tử vong, mức xuất cư cao.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm giảm mức sinh, mức xuất cư và ngược lại. Ví dụ: Các quốc gia phát triển có trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao => mức sinh, mức xuất cư thấp. Các quốc gia đang phát triển thì ngược lại.

+ Tập quán, tâm lý xã hội, cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong. Ví dụ: Trung Quốc là 1 quốc gia có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.

+ Chính sách về dân số ảnh hưởng đến mức sinh, mức di cư. Ví dụ: “Chính sách một con” của Trung Quốc đã làm giảm mức sinh nhanh chóng của quốc gia này.

Advertisements (Quảng cáo)