Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ...

Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?...

Em đọc các thông tin trên để nêu được đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ. Gợi ý giải Câu hỏi Khám phá 3 trang 95 sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD) lớp 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị.

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Em hãy cho biết, hiện nay nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào? Trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì?

2. Theo em, đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

Advertisements (Quảng cáo)

Em đọc các thông tin trên để nêu được đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Nêu được thành tự và ý nghĩa của đường lối đối ngoại đó.

1. Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đói ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển: đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, củng cố lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiền bộ xã hội trên thế giới.

2. Thông qua mở rộng và phát triển quan hệ với các đối tác, hoạt động đối ngoại cùng với quốc phỏng. an ninh góp phản bảo vệ độc lập, chủ quyên, thống nhất vả toản vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định. Đồng thời, hoạt động đối ngoại cũng góp phần mở ra nhiều thị trường, thu hút được nhiều nguồn vốn, công nghệ, trí thức từ bên ngoài để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến năm 2021, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tắt cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện), 13 đối tác toàn diện.