Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức Em hãy viết một bài thuyết trình về trách nhiệm của công...

Em hãy viết một bài thuyết trình về trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và chia sẻ sản phẩm với cả lớp...

Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập. Hướng dẫn giải Câu hỏi Vận dụng 2 trang 108 sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD) lớp 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế - văn hóa - xã hội - giáo dục - khoa học - công nghệ - môi trường.

Em hãy viết một bài thuyết trình về trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và chia sẻ sản phẩm với cả lớp.

Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập

Advertisements (Quảng cáo)

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đi sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng. Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp