Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Kết nối tri thức Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phố biến, tính...

Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phố biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong trường hợp này?...

Em đọc kĩ trường hợp, dựa vào hiểu biết và trả lời các câu hỏi. Trả lời Câu hỏi Khám phá 2 trang 72 sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD) lớp 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 11. Khái niệm - đặc điểm và vai trò của pháp luật.

Em hãy đọc trường hợp sau, kết hợp với khái niệm pháp luật để trả lời câu hỏi:

1. Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phố biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong trường hợp này?

2. Để các quy phạm phố biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?

3. Nêu ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật.

Em đọc kỹ trường hợp, dựa vào hiểu biết và trả lời các câu hỏi.

1. N bị xử phạt vì chưa đủ tuổi để sử dụng xe máy và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Trong trường hợp trên tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện: Là mỗi người dân khi điều khiển mô tô, xe máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhà nước cũng quy định về độ tuổi được tham gia điều khiển xe máy. Theo như quy định trên thì tối thiểu phải là người đủ 16 tuổi mới được lái xe, tuy nhiên nên lưu ý ở độ tuổi này thì chỉ được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên,.. Các trường hợp khác khi cho trẻ lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa đủ các giấy tờ cần thiết sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức:

- Pháp luật phải thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền do hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3.

- Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật và thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu những quy tắc sử dụng chung mang tính phổ biến.

VD: pháp luật quy định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.

- Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.

VD: hiến pháp, bộ luật: quốc hội mới có quyền ban hành.

- Tính bắt buộc: pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý theo quy định.

VD:

+ Luật hôn nhân và gia đình nghiêm cấm con cái ngược đãi cha mẹ ông bà ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

+ Luật giao thông chỉ định người dân khi đi hoặc ngồi xe gắn máy, xe mô tô bắt buộc phải mang nón bảo hiểm ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.