Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Cánh diều Câu hỏi trang 28 SBT Sinh lớp 11 – Cánh diều: So...

Câu hỏi trang 28 SBT Sinh lớp 11 - Cánh diều: So sánh con đường gian bào và tế bào chất trong di chuyển của nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ...

Các con đường hấp thụ khoáng. Giải chi tiết Câu hỏi trang 28 - Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 1 trang 4 - 5 - 6 - SBT Sinh lớp 11 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

1.120.

So sánh con đường gian bào và tế bào chất trong di chuyển của nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. Giải thích tại sao cây có thể hấp thụ chọn lọc một số ion khoáng trong đất.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các con đường hấp thụ khoáng

Answer - Lời giải/Đáp án

1.121.

Trong cơ thể thực vật có thể tìm thấy một số nguyên tố khoáng sau đây Bo, Ca, Cu,K, Mg, Mo, N, P.

Hãy tìm hiểu chức năng của chúng và lập bảng đề xếp chúng vào nhóm nguyên tố có chức năng cấu trúc và chức năng điều tiết.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết các nguyên tố khoáng

Answer - Lời giải/Đáp án

1.122.

Mô tả sự điều tiết tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng. Cho biết cách thực vật sống ở sa mạc ngăn chặn sự mất nước qua thoát hơi nước.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết thoát hơi nước

Answer - Lời giải/Đáp án

Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng gồm ba giai đoạn: nước chuyển thành dạng hơi đi vào gian bào, hơi nước từ gian bào khuếch tán qua lỗ khí vào khí vào khí quyển xung quanh bề mặt lá, hơi nước khuếch tán từ không khí quanh bề mặt lá ra không khí xa hơn. Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng do độ mở của khí khổng điều tiết.

Thực vật sống ở sa mạc ngăn chặn sự mất nước qua thoát hơi nước bằng cách giảm bề mặt thoát hơi nước, lá biến thành gai hoặc tăng độ dày lớp cutin trên bề mặt lá.

1.123.

Khả năng hấp thụ nước ở rễ cây thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đôi)

trong các trường hợp sau? Giải thích.

(1) Nhiệt độ không khí tăng trong thời gian từ buổi sáng đến giữa trưa.

(2) Cường độ ánh sáng tăng trong thời gian từ buồi sáng đến giữa trưa.

(3) Cây không được tưới nước nhiều ngày.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và khoáng của cây

Answer - Lời giải/Đáp án

(1) Nhiệt độ không khí tăng trong thời gian từ buồi sáng đến giữa trưa làm tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đâu trên cho sự hấp thụ nước ở rễ cây nên làm tốc độ hấp thụ nước của rễ tăng lên.

(2) Cường độ ánh sáng tăng trong thời gian từ buồi sáng đến giữa trưa làm tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp, từ đó làm tăng sự hấp thụ nước ở rễ cây.

(3) Cây không được tưới nước nhiều ngày dẫn tới hàm lượng nước trong đất giảm thập, làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ, thậm chí rễ cây không hút được nước khi đất quá khô.

1.124.

Khi quan sát trang trại cà chua, nhận thấy các cây cà chua có hiện tượng ngọn và lá cây bị héo. Hiện tượng này có thể do nguyên nhân nào dưới đây? Giải thích.

(1) Không tưới nước trong thời gian dài.

Advertisements (Quảng cáo)

(2) Tưới phân đậm đặc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Cây cà chua có hiện tượng ngọn và lá cây bị héo

Answer - Lời giải/Đáp án

(1) Khi không tưới nước trong thời gian dài, hàm lượng nước trong đất giảm thấp, dẫn tới cây không hút được nước → cây bị thiếu nước và mất sức trương (bị héo).

(2) Khi tưới phân đậm đặc, hàm lượng chất tan trong đt tăng cao dẫn tới thế nước giảm, cây không hút được nước nên bị thiếu nước và mắt sức trương (bị héo).

1.125.

Giải thích tại sao trong sản xuất thường bổ sung phân bón vi sinh hoặc các chế phẩm vi sinh cho cây trồng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vai trò của phân và chế phẩm vi sinh

Answer - Lời giải/Đáp án

Phân bón vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh giúp bổ sung vi sinh vật có lợi vào đất hoặc thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi vùng rễ, giúp cải tạo đất, khoáng hóa chất hữu cơ thành chất khoáng dễ tan giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ được.

1.126.

Phân tích những điểm giống nhau (nguyên liệu, cơ chế) và khác nhau (nơi và thời điểm xảy ra, cơ chế) trong chu trình cố định CO2 của thực vật C3, C4 và CAM.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết quang hợp ở thực vật

Answer - Lời giải/Đáp án

- Giống nhau:

  • Đều sử dụng ATP và NADPH của pha sáng
  • Đều cố định CO2 theo chu trình canvin

- Khác nhau:

1.127.

Nêu các đặc điểm thích nghi của thực vật C4 và CAM với điều kiện môi trường bất lợi.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết quang hợp ở thực vật

Answer - Lời giải/Đáp án

Các đặc điểm thích nghi của thực vật C4 và thực vật CAM với điều kiện môi trường bất lợi:

- Hạn chế thoát hơi nước qua lá bằng cách đóng một phần khí khổng (thực vật C4) hoặc đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm (thực vật CAM).

- Cố định CO2 theo hai giai đoạn với sự tham gia của hai loại tế bào khác nhau (thực vật C4) hoặc hai thời điểm khác nhau (thực vật CAM). Ở giai đoạn thứ nhất, CO2 được cố định bởi hợp chất phosphoenolpyruvate và hình thành hợp chất 4 carbon (oxaloacetate), sau đó oxaloacetate được chuyển hoá thành malate. Ở giai đoạn thứ hai, malate được chuyển hóa thành pyruvate đồng thời giải phóng CO2, CO2 được cố định và chuyển hoá thành hợp chất hữu cơ theo chu trình Calvin.

1.128.

Nêu một số biện pháp kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình quang hợp.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các biện pháp tăng năng suất quang hợp

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số biện pháp kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình quang hợp:

- Cải tạo tiềm năng của giống: tạo giống có cường độ quang hợp cao.

- Tưới nước và bón phân hợp lí, loại bỏ cỏ dại và sâu bệnh.

- Chọn cây thích hợp với mùa vụ, trồng cây khoa học để tận dụng tốt nguồn sáng.

- Chiếu sáng bổ sung khi cần thiết nhằm tăng hiệu quả quang hợp.